Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang hay (7 mẫu)

Qua đèo Ngang là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật nổi tiếng của bà huyện Thanh Quan, bài thơ được tác giả viết khi đi tới Phú Xuân và dừng chân tại đèo Ngang.

(Dưới đây là bài cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của bạn học sinh lớp 8 ở Thái Bình rất hay và đầy đủ.)

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Mẫu 1

Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc Tây Hồ Hà Nội. Bà là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ đường luật trong đó có bài qua đèo ngang. Qua đèo ngang được tác giả viết theo thể thất cú đường luật.

Bài thơ Qua đèo ngang là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ được ra đời khi bà đi trên đường vào Phú Xuân đi qua đèo Ngang một địa danh nổi tiếng của nước ta với phong cảnh hữu tình.Với giọng thơ man mác “qua đèo ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc mà nó còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề:

Bước đến đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với những câu thơ đầu tiên mà tác giả đã thể hiện được về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy từ thành ngữ “chiều tà bóng xế” gợi cho ta một nét buồn nào đó man mác, mênh mang có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong buổi đẹp hồn nhiên thơ mộng ấy có hình ảnh “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này, cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa vươn nhau đua sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh tà chiều bắt gặp được những hình ảnh này làm ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Đây là khi tác giả nhìn toàn bộ cảnh vật từ trên cao xuống, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn là những đá núi cây cổ để tìm đến bóng dáng con người. Hình ảnh bóng dáng con người đã hiện ra nhưng chỉ cần bức tranh thêm hiu hắt, tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ kết hợp với những từ láy để diễn tả nó. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “ lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì lác đác thưa thớt “chợ mấy nhà” tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở nơi đây. Dường như không khí vắng vẻ,hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha ở đây hay có thể nói chính là tiếng lòng của tác giả. “nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải lại làm cho buổi chiều thêm tĩnh lặng còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi thương nhà ở đây tiếng lòng của nhà thơ được bộc lộ rõ nét. Nghệ thuật chơi chữ kết hợp với nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác ấy đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Tiếp theo là hai câu kết:

Dừng chân đứng lại:trời,non,nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Đứng trước cảnh vật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời,núi non sông nước như muốn níu chân người thi sĩ nhưng đứng trước sự bao la hùng vĩ ấy tác giả lại cảm thấy sự cô đơn trong lòng mình lại dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người nữ khách lại thêm đong đầy. Một mảnh tình riêng,một nỗi lòng sầu kín cùng với những tâm sự bộn bề đang đau đáu trong lòng mà không biết nhắn nhủ với ai, âm hưởng nhịp điệu của câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc của tác giả.

Với phong cách trang nhã bài thơ Qua đèo ngang cho thấy cảnh tượng đèo ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương dân nỗi buồn thầm lặng của tác giả. Bài thơ cũng là lời nhắn gửi tâm sự nỗi lòng của tác giả đến người đọc, bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân.

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà huyện Thanh Quan – Mẫu 2

Qua đèo ngang là một tác phẩm nổi tiếng cuả bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi qua đèo ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.
Mở đầu bài thơ là hai câu đề

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen là đá chen hoa”

Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo ngang ,khi đó thời gian đã vào xế tà tức là đã quá trưa trời đang chuyển sang buổi chiều và sắp tối. Đối với một vùng hòng sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây. Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.
Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tam thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chặt chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá,lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh.

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom”khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà Huyện Thanh Quan thì lại hoàn toàn khác, chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc, chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Nghe tiếng chim rừng mà tác gỉa thấy nhớ nước,nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ ơn là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.

“Dừng chân ngắm lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ “dừng chân ngắm lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang, tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình “một mảnh tình riêng ta với ta”. Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé “một mảnh tình riêng” của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi qua đèo ngang.
Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi qua đèo ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bìa thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc .

Cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan – Mẫu 3

Nói đến  văn học trung đại của Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến tên tuổi của hai nữ thi sĩ tiêu biểu cho giai đoạn văn học này đó chính là Hồ xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Cùng nổi danh trong thời kỳ văn học trung đại nhưng mỗi thi sĩ lại mang một hồn thơ khác nhau. Nói  đến Hồ Xuân Hương chúng ta sẽ nghĩ ngay tới bài thơ “bánh trôi nước” hồn thơ của Hồ Xuân Hương mang đầy vẻ gai góc, sắc bén và có hàm ý vô cùng thâm sâu và mạnh mẽ như chính con người bà vậy. Nhắc tới Bà huyện Thanh Quan thì chắc hẳn người đọc không tể quên được bài thơ “Qua Đèo Ngang” đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của bà, bài thơ là nỗi lòng trầm tư sâu sắc và đầy sâu lắng của tác giả.

Bài thơ Qua Đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Bài thơ ra đời trong khi bà vào Phú Xuân và đi qua Đèo Ngang. Trước vẻ đẹp của đất trời, non nước và con người bà đã sáng tác nên bài thơ này.Bài thơ mang ý vị sâu lắng, nỗi buồn , nỗi cô đơn của người thi sĩ dường như đã nhuốm màu lên cảnh vật. Tác giả đã mở đầu bài thơ với hai câu đề:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

Lối mở đầu bài thơ của tác giả hết sức tự nhiên, chỉ với hai câu thơ vô cùng ngắn gọn tác giả đã khái quát được toàn bộ thời gian không gian cảnh vật. Đây là một bức tranh chiều hoàng hôn với hình ảnh “bóng xế tà” hình ảnh ấy gợi lên cho con người ta nỗi buồn mang mang mác vì một ngày sắp khép lại. Trong câu thơ dường như đang ẩn chứa nỗi niềm u buồn, tiếc nuối của nữ thi sĩ. Trước không gian rộng lớn của Đèo ngang và trước thời gian “bóng xế tà” nhen nhóm lên hình ảnh của cỏ cây, hoa lá. Đó là những điều đẹp đẽ, tươi mới của cuộc sống. Trong câu thơ “cỏ cây chen lá, đá chen hoa” tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa, cỏ cây hoa lá cũng biết chen chúc nhau, đua nhau trỗi dạy, thể hiện sức sống mãnh liệt của những thứ thật nhỏ bé và đơn giản.
Tác giả đã phóng tầm mắt của mình ra xa hơn, nhìn bao quát cảnh vật, cảnh vật trong quan sát của tác giả được thể hiện trong hai câu đề:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Trong bức tranh đã  xuất hiện hình ảnh của con người nhưng nó lại “lác đác”  “tiều vài chú “con người thư thớt làm cho bức tranh cũng chở nên đìu hiu vắng vẻ, càng khiến con người trở nên nhở bé và hiu quạnh trước cảnh tượng hùng vĩ của thiên nhiên. Trong hai câu thơ này tác giả đã triệt để sử dụng biện pháp đảo ngữ nhấn mạnh dáng vẻ “lom khom”của chú tiều, sự “lác đác “của những mái nhà bên sông.  Chính biện pháp đảo ngữ khiến chúng ta thấy được nét quạnh hiu, vắng vẻ của bức tranh chiều tà.
Đến hai câu luận người đọc sẽ hiểu rõ hơn lí do vì sao mà bức tranh thiên nhiên dưới ngòi bút của tác giả lại u buồn đến vậy, câu thơ ẩn chứa nỗi buồn thê lương của người nữ sĩ:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Câu thơ không chỉ đơn thuần là tiếng kêu tha thiết của con cuốc mà còn là chính nỗi lòng của tác giả, đó là nỗi nhớ thương quê nhà. Câu thơ đã sử dụng thành công điển tích xưa nói về thời vua Thục mất nước, ông đã hóa thành con chim cuốc và vì nhớ nước mà luôn kêu “cuốc cuốc”. Tiếng chim cuốc cuốc trong bóng chiều tĩnh lặng càng tô đậm nỗi buồn của tác giả. Tiếng kêu “gia gia” ẩn chứa trong đó là nỗi “thương nhà” . Qua nghệ thuật chơi chữ kết hợp với việc sử dụng sắc sảo thủ thuật nhân hóa người đọc đã hiểu được nỗi lòng sâu thẳm của tác giả, hiểu cảm nhận của bà về thực tại xã hội lúc bấy giờ.
Kết thúc bài thơ là hình ảnh:

Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta

Cảnh Đèo Ngang thật đẹp và hùng vĩ đó là núi non, mây trời. Cảnh đẹp ấy như muốn níu chân người thi sĩ. Cảnh thì đẹp như vậy nhưng lòng người lại chứa đựng nỗi buồn mang mác, chính sự hùng vĩ của núi đồi khiến người thi sĩ nhận ra đó là “Một mảnh tình riêng ta với ta” lòng tác giả có biết bao u buồn sầu lắng nhưng biết chia sẻ cùng ai bây giờ. Kết thúc bài thơ là tiếng thở dài, để lại trong lòng người đọc những day dứt không nguôi.

Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã thể hiện rõ tâm tư của tác đó là nỗi buồn, nỗi nhớ thương và cả lòng yêu nước tha thiết của tác giả. Bài thơ đã khép lại nhưng hồn thơ của bà sẽ còn mãi, nó đã in đậm trong lòng người đọc.

Viết một bài văn thể hiện cảm nhận của em về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Mẫu 4

Bài thơ Qua đèo ngang là một bài thơ tiêu biểu của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ thể hiện được tâm trạng của nhà thơ khi phải xa quê, tha phương nơi đất khách; đồng thời bài thơ cũng gợi mở ra một bức tranh thiên nhiên rợn ngợp, mênh mông của thiên nhiên, đất nước.

Bài thơ Qua Đèo Ngang được sáng tác trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, được gợi cảm hứng từ chính cuộc hành trình của nhà thơ trên đường lên kinh đô Huế nhận chức. Bà  Huyện Thanh Quan vốn là một nữ sĩ nổi tiếng bởi tài năng cũng như đức hạnh của mình, bà được phong chức Cung trung giáo tập, tức là một chức quan chuyên dạy lễ nghi và phép tắc cho công chúa cũng như cung nhân nơi cung đình xưa. Bà đã thực hiện cuộc hành trình lên kinh đô Huế, bà đã từng dừng chân nơi Đèo Ngang, tại đây bà đã sáng tác  bài thơ Qua đèo ngang:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá lá chen hoa”

Khi Bà Huyện Thanh Quan dừng chân ở đèo ngang là thời điểm chiều tà, không gian chiều tà khá tiêu biểu trong thơ ca xưa, nó thường gợi nhắc con người ta nỗi nhớ về quê hương, về gia đình, nó đặc biệt khắc khoải đối với những con người xa quê. Khung cảnh mở ra trước mắt thi sĩ đó chính là cảnh rậm rạp, tốt tươi của cỏ cây hoa lá “Cỏ cây chen đá lá chen hoa”, phải thấy rằng nhà thơ đã sử dụng từ rất khéo, bởi chỉ qua một từ chen thôi vừa gợi ra sự sinh trưởng tươi tốt, vừa gợi ra được sự rậm rạp, hoang sơ của chốn núi rừng.

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Nếu như không gian nơi Đèo Ngang khiến cho bà Huyện Thanh Quan cảm thấy trống vắng, rợn ngợm thì khi hướng về cuộc sống của con người xung quanh bà lại cảm nhận được sự cô đơn,lẻ loi khi chỉ có một thân một mình nơi đất khách. Tác giả đã sử dụng hệ thống các từ láy để diễn tả bức tranh cuộc sống của con người, đồng thời việc sử dụng từ láy này còn có tác dụng tạo ra tính nhạc trầm buồn, da diết cho bài thơ.

“Lom khom” vừa gợi ra tư thế vất vả của người tiều phu với gánh củi nặng trên vai, vừa gợi ra hình dáng nhỏ bé khi quan sát từ trên cao xuống. “lác đác” lại là sự ít ỏi, thưa thớt, trống vắng của những căn nhà ven sông. Hướng cái nhìn của mình đến sự sống không những không làm cho tâm hồn thi sĩ thêm ấm áp mà ngược lại càng khơi sâu vào nỗi cô đơn, lẻ loi của người lữ khách.

“Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

Đến đây ta có thể thấy có đến ba bức tranh cùng lồng vào trong một bài thơ, trước hết đó là bức tranh về thiên nhiên, núi rừng hoang sơ, hùng vĩ nơi đèo ngang; bức tranh về cuộc sống của con người và cuối cùng là bức tranh tâm trạng của chính thi sĩ. Thực chất, trong mỗi bức tranh đều có sự phản ánh tâm trạng, cảm xúc của con người nhưng phải đến khổ thơ cuối thì tâm trạng ấy mới được bộc lộ một cách rõ nét và sâu sắc. Con người cô đơn của thi sĩ được bộc lộ trong nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, và những nỗi niềm ấy đều bị đóng kín trong tâm hồn đa sầu đa cảm của Bà Huyện Thanh Quan: đó là tâm trạng thương nhớ gia đình, quê hương, những kỉ niệm riêng tư của một thời gia đình hạnh phúc.

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan ngắn gọn- Mẫu 5

Trong số những nhà thơ nữ của thời kì trung đại, có thể nói Bà huyện Thanh Quan là một trong số những nhà thơ mang lại cho em những cảm nhận sâu sắc nhất. bà thường viết thể thơ Đường luật là một trong những dạng thơ cần nhiều quy tắc cả về câu chữ, thanh âm. Ấy thế mà, những bài thơ của bà luôn luôn không những tuân thủ một cách chặt chẽ mà còn mang những ý nghĩa sâu sắc, đem lại cho người đọc rất nhiều những suy nghĩ, gợi hình. Và trong số những tác phẩm của bà, em ấn tượng nhất với bài thơ “ qua đèo Ngang” được tác giả viết khi đi tới Phú Xuân và dừng chân tại đèo Ngang- bài thơ thất ngôn bát cú đường luật khi ấy đã được ra đời.

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Mở đầu hai câu đề là hoàn cảnh của tác giả. Khi nữ thi sĩ bước tới nơi đây cũng đã là hoàng hôn, mọi thứ xuất hiện trước mắt bà là hình ảnh của tất cả cảnh vật như thấm đẫm trong đó sự trầm lắng, nhẹ nhàng. Bà nhìn xuống đất và phía trước mặt, ngay sát cạnh mình, đó toàn là hình ảnh của những nào cây, nào cỏ, nào hoa. Tất cả thiên nhiên của nơi đây đều là sự hoang sơ, tĩnh lặng và chưa có sự khai phá của con người. Thiên nhiên như hòa chung với xúc cảm của con người. tất cả hoa lá, cây cối nơi đây mọc lên rậm rạp, chen chúc lên nhau để kiếm tìm chút ánh sáng mặt trỏi.

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác trên song chợ mấy nhà

Tới  hai câu thực, lúc này, tầm mắt của tác giả đã phóng ra xa. Những hình ảnh hiện trong mắt của người nghệ sĩ lúc này chỉ còn lại là những chấm nhỏ. Đó là những hoạt động của con  người nơi đây. Thế nhưng, ở đây dân cư vẫn rất thưa thớt. Nghệ thuật đảo ngữ trong bài thơ lúc này lại càng làm cho sự đìu hiu, vắng lặng không gian của con người càng gia tăng. Tất cả những điều đó, như nhẹ nhàng mà đi sâu vào người đọc những hình ảnh của đèo Ngang lúc bấy giờ.

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Điểm nhìn của tác giả đã thay đồi. Lúc này đây, nữ thi sĩ đã không cảm nhận thế giời quanh mình bằng đôi  mắt nữa mà bằng chính đôi tai, bằng những âm thanh xung quanh. Thế nhưng, những gì mà bà nghe thấy chỉ là những tiếng kêu “ quốc, quốc” của những con chim cuốc. Tiếng kêu của chúng như hằn sâu vào lòng người bởi chính sự sầu não, cô liêu. Trong hoàn cảnh hoàng hôn nơi hoang sơ, hung vĩ, tiếng kêu đau buồn, gợi lên nhiều kỉ niệm buồn ấy làm cho người đọc, người nghe có tâm trạng như chùng xuống, như khơi gợi lên về những điều suy nghĩ ở trong lòng. Và tác giả- người có mặt ngay tại nơi ấy cũng không còn là ngoại lệ.

Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta

Sự tĩnh lặng của thiên nhiên, sự hung vĩ, bạt ngàn của nơi đây đã làm cho người nghệ sĩ dâng lên trong lòng rất nhiều những suy nghĩ. Bà nhớ về quê nhà, nhớ đất kinh kì với tâm trạng khắc khoải. Nỗi lòng của bà như được nâng lên, được nổi bật giữa cái to lớn của toàn vũ trụ.

Tóm lại, bài thơ Qua đèo ngang là bài thơ tả cảnh mang rất nhiều những ý nghĩa trong nó mà  qua đó, chúng ta cũng thấy được tình yêu quê hương đất nước của tác giả qua tác phẩm của bà.

Trình bày những suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Mẫu 7

Qua đèo ngang là một trong những bài thơ tiêu biểu của Bà Huyện Thanh Quan,một nữ sĩ nổi tiếng trong thế kỉ XVIII. Bài thơ viết về nỗi nhớ da diết, sâu lặng của người con xa xứ, khi một mình đơn độc, tha phương nơi đất khách, quê người. Bài thơ còn là nỗi niềm tâm sự của một con người nhạy cảm, nhiều yêu thương.

Bài thơ Qua đèo ngang được Bà Huyện Thanh Quan sáng tác khi đi nhận nhiệm vụ ở kinh đô Huế. Dưới thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh đô Huế, giữ chức Cung Trung Giáo tập (Nữ quan dạy nghi lễ) để dạy nghi lễ cho các công chúa và cung phi. Trên đường vào Huế nhận chức, Bà Huyện Thanh Quan đã dừng chân ở đèo ngang, và đây cũng là nguồn cảm hứng để bà viết lên tác phẩm Qua đèo ngang:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá lá chen hoa”

“Đèo Ngang” thuộc dãy núi hoành Sơn, một nhánh của dãy núi Trường Sơn, chạy thẳng ra biển, phân chia ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Khi bước đến Đèo Ngang cũng là khi chiều buông, kết thúc một ngày. Trong cách miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan “bóng xế tà” vừa gợi ra được màu sắc xám tối đặc trưng của khung cảnh chiều tà, vừa gợi ra được nhịp vận động chậm dãi của những đám mây.

Tại đây, mở ra trước mắt của Bà Huyện Thanh Quan chính là khung cảnh hoa lá cỏ cây đầy đông đúc, rậm rạp. Trên những phiến đá là những cỏ, những hoa cùng đan xen nhưng tác giả đã điệp từ “chen” gợi ra không gian chật chội, hoang sơ của những phiến đá. Đây là không gian của núi rừng, không gian tự nhiên, tác giả đã có sự miêu tả vô cùng độc đáo khiến cho hoa,lá, đá có mối liên hệ vừa thống nhất vừa có sự đấu tranh, đối lập để gợi ra sự hoang sơ, rợn ngợm của không gian núi rừng.

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Ở trong hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng các từ láy để miêu tả sự sống mà mình bắt gặp khi mở rộng tầm mắt ra phía bên kia sông. “Lom khom” vừa gợi ra sự vất vả vừa gợi ra dáng người tất tả, vội vã của người tiều phu đã trên đường trở về nhà sau một ngày lao động đầy mệt nhọc. Dưới núi hình ảnh của những con người lao động trong khung cảnh chiều tà, còn phía bên kia sông lại lác đác những mái nhà. “Lác đác” gợi ra sự ít ỏi, sự trống vắng trong không gian của sự sống.

Không gian núi rừng thì hoang sơ, rợn ngợp, Bà Huyện Thanh Quan tìm đến sự sống của con người của những mái ấm thì sự ít ỏi, thưa thớt của những mái nhà không những không làm cho bức tranh thơ bớt đi vẻ u buồn mà càng tô đậm nỗi nhớ nhà, nỗi cô đơn trong tâm hồn của nhân vật trữ tình:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Tiếng chim kêu trong không gian vắng của núi rừng càng làm đậm hơn nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương của con người xa xứ. Tiếng chim da diết như chính tiếng lòng nhớ thương của tác giả. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê cứ da diết, cứ cồn cào nhưng nhà thơ lại chẳng thể tâm sự được với ai vì bà chỉ có một mình đơn độc. Trong không gian rộng vắng của núi rừng đối lập với nỗi cô đơn được giấu kín trong tâm hồn của người thi sĩ:

“Dừng chân đứng lại trời non  nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

Mời các em học sinh tham khảo thêm những bài văn mẫu hay liên quan đến bài thơ Qua đèo ngang:

Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Em hãy phân tích bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan