Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc :“ Những đường Việt Bắc của ta …. Vui lên Việt Bắc, đèo de, núi Hồng”

 Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

“ Những đường Việt Bắc của ta

….

Vui lên Việt Bắc, đèo de, núi Hồng”

Bài Làm

Việt Bắc là một ronhg những thành tựu thơ ca xuất sắc, là đỉnh cao nhất tập thơ kháng chiến của nhà thơ Tố Hữu.  Được viết bằng thể thơ lục bát với 150 câu, bài thơ đã tái hiện lại những gian khổ mà oanh liệt của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc này đã trở thành những kỷ niệm sau nặng trong lòng người. Và khổ thơ

“ Những đường Việt Bắc của ta

….

Vui lên Việt Bắc, đèo de, núi Hồng”

Việt Bắc – Tố Hữu

Là một trong số những đoạn thơ thể hiện rõ nhất những nẻo đường kháng chiến, những nẻo đường hành quân.

“ Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung”

Những nhịp điệu “êm êm”, những thanh điệu “ rầm rập…đất rung”, cùng với so sánh “như là đất rung” đã gợi tả thật hay, thật hào hùng âm vang cuộc kháng chiến thần thánh và sức mạnh nhân nghĩa 4000 năm của dân tộc. Khí thế chiến đấu thần kỳ của quân và dân ta làm rung chuyển đất trời, không một thế lực tàn bạo nào có thể ngăn cản được! cả dân tộc ào ào ra trận. Chúng ta tự hào về các tráng sỹ thời Trần mang chí căm thù “sát thát”, quyết chiến quyết thắng : “ Chương Dương cướp giáo giặc – Hàm tử bắt quân thù”. Chúng ta tự hào về các chiến sỹ Làm sơn “ Đánh một trận sạch không kình ngạc – Đánh hai trận tan tác chim muông”.

Chúng ta càng tự hào về cuộc kháng chiến nhân dân thần thánh của thời đại Hồ Chí Minh:

“ Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

Không khí kháng chiến, không khí lịch sử được tái hiện qua màu sắc thân kỳ sử thi. Đoàn quân ra trận đông đảo, người người lớp lớp, như sóng cuộn “ điệp điệp trùng trùng” . Có “ánh sao đầu súng”, có “đỏ đuốc”, có “muôn tàn lửa bay” có sức mạnh của bước chân “nát đá”. Câu thơ “ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” là một tứ thơ sáng tạo, vừa hiện thực vừa mộng ảo. Ánh sao đêm phản chiếu vào nòng súng thép.

Ánh sao trên bầu trời Việt Bắc, ánh sao lý tưởng chiến đấu vì độc lập, tự do như soi sáng nẻo đường hành quân ra trận của anh bộ đội. Đặc biệt các phụ âm “đ” ( đi, điệp điệp, đầu, đỏ đuốc, đoàn) với hai chữ “nát đá” góp phần tạo nên âm điệu anh hùng ca, gợi tả sức mạnh Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Ta càng đánh càng mạnh và chiến thắng giòn giã.  Những ngày đầu kháng chiến, quân và dân ta chính có gậy tầm vông, giáo mác, vũ khí thô sơ. Ta càng đánh, càng mạnh, lực lượng kháng chiến ngày thêm hùng hậu. Quân đội ta đã phát triển thành những binh đoàn, có pháo binh, có đoàn xe ra tiền tuyến.

“ Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn phà bật sáng như ngày mai lên”

Ngọn đèn pha của đoàn xe kéo pháo, của đoàn xe vận tải “bật sáng” phá tan những lớp “sương dày”, đẩy lùi những thiếu thốn, khó khăn, soi sáng con đường kháng chiến, “ như ngày mai lên” một bình minh chiến thắng! Hình ảnh thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho một tương lai tươi sáng của đất nước. Con đường Việt Bắc, con đường ra trận đầy máu lửa và chiến công, cũng là con đường đi tới ngày mai huy hoàng tráng lệ của đất nước, dân tộc.

Bốn câu thơ cuối của đoạn thơ, một lần nữa Tố Hữu lại gọi tên các địa danh “ chiến thắng trăm miền” trên đất nước thân yêu.  Là Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, là Đồng Tháp, An Khê. Là đeo De, núi Hồng. Mỗi địa danh gi lại một chiến công. Nhà thơ đã có một cách nói rất hay, rất biến hóa để diễn tả niềm vui chiến thắng dồn dập, giòn giã: “ Tin vui chiến thắng…vui về …vui từ…vui lên” , không chỉ có một hai nơi rời rạc lẻ tẻ mà là “ trăm miền”, khắp mọi miền đất nước. Điệp từ “ vui” như tiếng reo mừng thắng trận cất lên trong lòng hàng triệu con người từ Bắc chí Nam:

“ Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

Đọc thơ Tố Hữu ta đã nhiều lần bắt gặp các địa danh. Trong bài “ Việt Bắc” hơn 10 lần nhờ thơ dùng cách gọi tên đó. Có thể nói, cách gọi tên các địa danh đã tạo nên nét đẹp riêng trong thơ Tố Hữu, đã thể hiện tình yêu sông núi và niềm tự hào dân tộc. Và đó cũng là một nét đẹp trong đoạn thơ này.

Nếu “ thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” thì đoạn thơ trên đây của Tổ Hữu giúp ta cảm nhận được ý kiến ấy. Đoạn thơ vang lên như một khúc ca thắng trận. Âm điệu lục bát vốn nhẹ nhàng êm ái nhưng ở đây Tố Hữu đã chọn từ, dùng điệp âm, điệp thanh, gọi tên các địa danh đã tạo nên giọng điệu mạnh mẽ, mang âm điệu anh hùng ca, có sức lôi cuốn hấp dẫn kỳ lạ.

Những con đường Việt Bắc thời kỳ màu lửa cũng là con đường vui, con đường thơ, nó đã tả sang hôn ta  ngọn lửa Điện Biên thần kỳ, để ta yêu thêm, tự hào Việt Bắc “ Quê hương Việt Bắc dựng nên Cộng Hòa”. Nửa thế kỷ đã trôi qua những âm vang lịch sử, âm vang “Quân đi điệp điệp trùng trùng..” ra trận còn chấn động lòng ta. Nỗi nhớ trong đoạn thơ là nỗi nhớ đẹp, nỗi nhớ một tình yêu lớn: Yêu Việt Bắc, yêu kháng chiến, yêu Đất nước Việt Nam thân yêu.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Phân tích hình tượng chiến sỹ trong bài thơ Việt Bắc

Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Hình ảnh người chiến sỹ cách mạng trong bài thơ Việt Bắc

Phan tich doan tho trong bai Viet Bac cua To Huu