Khát quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
1. Điểm chung và điểm riêng của hai thành phần văn học chữ hán và chữ Nôm
• Điểm chung
+ Cả hai loại văn tự này đều được phát triển dựa trên cơ sở văn tự của người Hán
+ Đều phản ánh được những vấn đề nóng bỏng trong đời sống xã hội cũng như tâm tư, tình cảm của con người thời trung đại.
+ Đều đạt được những thành tựu rực rỡ và kết tinh ở những tác phẩm xuất sắc.
• Điểm khác
+ Văn học chữ Nôn ra đời muộn hơn, đây là loại chữ cách tân sáng tạo từ chữ Hán.
+ Thành tựu của chữ Hán nở rộ trên nhiều lĩnh vực thì ở chữ Nôm lại chủ yếu ở lĩnh vực thơ.
2. Lập bảng tổng kết về tình hình phát triển của văn học trung đại Việt Nam theo mẫu.
Giai đoạn văn học |
Nội dung |
Nghệ thuật |
Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm |
Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV | Mang nội dung yêu nước và âm hưởng hào hùng | Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: văn chính luận, thơ, phú…
Văn học chữ Nôm bước đầu phát triển |
Vận nước(Pháp Thuận)
Chiếu dời đô( Lí Công Uẩn) Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt) Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) |
Giai đoạn thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII | Đi từ nội dung yêu nước, âm hưởng ngợi ca đến nội dung phê phán hiện thực xã hội phong kiến. | Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại.
Văn học chữ Nôm có sự Việt hóa thể loại từ Trung Quốc. |
Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
Thiên nam ngữ lục Truyền kì mạn lục |
Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu TK XIX | Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa | Phát triển mạnh cả văn xuôi và văn vần, cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm | Chinh phụ ngâm
Cung oán ngâm khúc |
Nửa cuối thế kỉ XIX | Văn học yêu nước phát triển mạnh mẽ | Văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng văn học chữ Hán và chữ Nôm vẫn là chính. | Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Ngư tiều y thuật vấn đáp. |