Cách trồng và chăm sóc cây dây nhện

Cây dây nhện, cây lan chi
Cây dây nhện, cây lan chi

Cây Dây Nhện là loại cây cảnh được nhiều người ưa chuộng và được trồng nhiều, bởi vẻ đẹp đơn giản và nhiều những công dụng tuyệt vời. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin về ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc cây Dây Nhện một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.

1. Tìm hiểu về đặc điểm của cây Dây Nhện

1.1 Đặc tính sinh học của cây dây nhện

Tên tiếng anh: Spider Plant

Tên khoa học: Chlorophytum Comosum.

Tên gọi khác: Cây Lan Chi, Cỏ Mệnh Môn hay Lục Thảo Trổ,…

Cây dây nhện, cây lan chi
Cây dây nhện, cây lan chi

Đây là loài thực vật thân thảo, quanh thân là rất nhiều lá, xếp thành từng lớp chồng lên nhau. Cây tuy thấp nhưng lá rất phát triển, dài và thẳng nhọn thuôn về phần đầu rũ ra phía ngoài. Lá mỏng, có 2 màu chủ đạo là xanh và trắng.

Khác với các loài cây khác là vào ban đêm cây Dây Nhện có thể hấp thụ trực tiếp khí cacbonic và các loại khí độc không cần ánh sáng trả lại không gian thoáng đãng cho giấc ngủ của bạn. Vậy nên nó thường được trưng trong phòng ngủ. Theo nghiên cứu thì chỉ trong 1 ngày- 24 giờ đồng hồ một cây dây nhện có khả năng hấp thụ 85% khí Formaldehyde có trong phòng ngủ của gia đình.

Nếu trồng cây trong một khoảng thời gian dài thì cây có thể tự mọc ra cây con xung quanh cây chủ. Chất dinh dưỡng từ cây mẹ sẽ truyền sang để nuôi lớn cây con trưởng thành.

1.2 Tác dụng của cây Dây Nhện với môi trường

Cây Dây Nhện có khả năng hấp thụ và làm sạch các khí độc, bụi bẩn trong một khoảng thời gian ngắn. Vì thế nhiều người coi nó là “chiếc máy lọc không khí thân thiện”, có tác dụng làm sạch 80% formaldehyde, 95% CO2 và các hợp chất phenylethylene, benzen được sinh ra từ máy in, máy photocopy, máy in thải ra và cả khí nicotine trong khói thuốc lá.

Bên cạnh khả năng hấp thụ các loại bức xạ nguy hiểm thì cây dây nhện còn biến khí Aldehyde formic – một trong những chất gây ung thư thành 2 loại vô hại là  đường và amino acid.

Khi bị thương ngoài da chúng ta có thể lấy thân cây giã nát đắp vào, vết thương sẽ nhanh khỏi. Ngoài ra còn có tác dụng giảm sưng tiêu viêm, dưỡng âm nhuận phổi, thanh nhiệt giải độc.

Lúc mới mua hoặc xây nhà bạn hãy mua một cây Dây Nhện đặt ở cạnh lò sưởi hoặc bếp ga. Cây sẽ hấp thụ khí carbon monoxide thải ra mang lại một bầu không khí sạch sẽ.

1.3 Ý nghĩa phong thủy của cây Dây Nhện

Theo các nhà phong thủy cây nội thất, cây dây nhện còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong văn phòng. Nhờ đó, giúp mang lại một không gian sống hài hoà và yên bình, giúp mọi người nâng cao hiệu quả công việc, ngày càng phát triển trên con đường sự nghiệp.

Bên cạnh đó, đây là loài cây có thể sinh trưởng mạnh mẽ ở nhiều môi trường sống khác nhau, lá lại sum suê đến bất ngờ nên chúng được xem là đem lại sự sống, may mắn, tài lộc, niềm vui… cho gia chủ. Chính vì vậy mà từ lâu cây được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong nhà để mang lại nhiều điều tốt đẹp cho gia đình.

2. Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây Dây Nhện

Cây thích hợp nơi ấm áp, ẩm ướt.

Nhiệt độ trung bình vào khoảng 18-32 độ C. Nếu nhiệt độ môi trường xuống dưới 150C cây sẽ chết. Môi trường phải có đầy đủ ánh sáng nhưng cũng kỵ ánh nắng gắt chiếu thẳng vào.

Bạn nên đưa cây ra hứng ánh sáng liên tục trong 2h vào buổi sáng từ 7h đến 9h một tuần ít nhất một lần. Đồng thời cây còn có thể trồng được trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh.

2.1 Cách chọn cây giống cho cây Dây Nhện

Lựa chọn những cây khỏe mạnh không mầm bệnh. Chọn những cây có dáng lá cong đẹp với dải trắng kéo dài từ đầu cho đến ngọn lá, lá khỏe mạnh, không bị vàng úa.

Đặc biệt là cây có phần rễ sum xuê, bạn hãy kiểm tra xem rễ đã bám đất chưa hay có bị thối nhũn gì không nhé.

2.2 Chọn đất trồng cho cây Dây Nhện

Cây dây nhện thích hợp với đất dinh dưỡng trộn thêm trorơm hay một ít xơ dừa để tăng khả năng giữ nước của đất. Các bạn hãy dùng đất Orgamix 3 in 1 giàu dinh dưỡng để trồng cây.

2.3 Phân bón và nước tưới cho cây Dây Nhện

Tuy cây ưa ẩm và có hệ thống dự trữ nước tốt nhưng không nên tưới đất trũng nước. Nếu thấy không khí quá khô như trong phòng điều hoà thì hãy dùng bình phun nước lên lá.

Cây dây nhện cần lượng dinh dưỡng cao nên bạn hãy chăm chỉ bón phân để cây phát triển tốt không bị vàng lá. Bạn hãy kết hợp bón phân trùn quếphân hữu cơ BB…. hai tuần một lần. Bón thêm phân ure nếu cây thuộc giống cho hoa.

2.4 Phòng trị sâu bệnh hại cho cây Dây nhện

Nếu ở môi trường ít ánh sáng, ẩm thấp cây sẽ dễ bị bệnh thối rễ, khi đó để phòng trừ bệnh này bạn có thể sử dụng các loại thuốc trị nấm bệnh như Ridomil Gold 68WGCoc85… phun xịt cho cây.

Cây dây nhện là loài cây chống chịu tốt, rất ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên thỉnh thoảng cây có thể bị các loại sâu ăn lá tấn công thì bạn có thể dùng tay bắt trực tiếp hoặc phun thuốc Neem ChitoBio – B

3. Tiến hành nhân giống cây Dây nhện

Có 3 phương pháp nhân giống cây dây nhện:

– Nếu bạn chọn cách gieo hạt thì chú ý một số điểm sau. Rắc hạt mầm vào tháng 3 hàng năm và duy trì nhiệt độ quanh 150C thì sau 2 tuần cây đã có thể nảy mầm.

– Nếu giâm cành thì chọn cành từ cây mẹ khỏe mạnh, dáng đẹp, cắt lấy 1 đoạn dài 10cm có mầm non rồi giâm xuống đất. Chăm sóc cẩn thận sau 20 ngày chuyển vào chậu.

– Tách gốc là phương pháp đơn giản nhất. Bạn cắt bỏ phần gốc già và các cành. Giữ lại đúng 3 cành và cho vào chậu trồng.