Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Việc trồng và chăm sóc cây Lưỡi Hổ cần dựa vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, đất, nước, phân bón,… Dưới đây là chi tiết cách trồng và chăm sóc cây Lưỡi Hổ để giúp cây phát triển tốt nhất:

Cách trồng và chăm sóc cây

Cây lưỡi hổ hay còn được gọi là hổ vĩ mép lá vàng (tên khoa học: Sansevieria trifasciata – chính là một loại thực vật có hoa nằm trong họ Măng tây. Lưỡi hổ thường được xem là cây cảnh trang trí trong nhà hay cả ngoài trời bởi khả năng chịu đựng mức ánh sáng thấp và không cần phải tưới nước thường xuyên.

Theo một nghiên cứu về không khí sạch của NASA thì cây lưỡi hổ là loại cây có thể thanh lọc không khí, loại bỏ chất độc hại với tiến trình thực vật CAM cùng khả năng hấp thụ CO2 vào buổi tối.

Tuy nhiên, dù là loại cây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và khá dễ chăm nhưng bạn cũng cần lưu ý đến các cách tưới cây lưỡi hổ cũng như mẹo chăm sóc hiệu quả nhất để đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững của chúng.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cây lưỡi hổ là gì? Ý nghĩa phong thủy cây lưỡi hổ
  • Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? tuổi nào?

Cách trồng cây lưỡi hổ từ cây con

Khi bạn thay chậu cây, bạn hãy tách những cây con ra và trồng vào một chậu nhỏ khác. Loại bỏ bỏ hết phần đất cũ và cắt bỏ những phần rễ khô, hư hỏng. Trồng cây con vào chậu, lấp đất và ấn chặt để cố định cây, tưới nước và chăm sóc cây như bình thường.

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng cách hom lá

Chọn lá xanh và đẹp, cắt ngang sát gốc lá, chia thành từng khúc 5cm và để lá tự lành sẹo. Chôn các khúc lá xuống chậu sao cho đất lấp 1/2 lá, xịt nước để tạo độ ẩm cho cây phát triển. Để chậu ở nơi có nắng nhẹ và thoáng mát.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Nên cho cây tiếp xúc với ánh nắng nhẹ nhàng, không quá gắt. Nhiệt độ phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây là 20-30°C. Nếu muốn cây phát triển tốt thì trong thời kỳ sinh trưởng, mỗi tháng bạn cần dùng phân đạm, phân lân, phân kali cho cây.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Cách tưới nước cây lưỡi hổ

Loài cây này không có nhu cầu cao về nước. Bạn chỉ nên tưới nước khi thấy phần giá thể trên bề mặt đã khô hoàn toàn hoặc nhấc chậu lên thấy nhẹ. Nếu trồng trong nhà, trung bình bạn chỉ nên tưới 1 tuần/ lần.

Cách bón phân cây lưỡi hổ

Không cần bón quá nhiều phân cho cây. Bạn nên bón phân một tháng 1 lần bằng phân bón cân bằng dinh dưỡng như NPK 10-10-10. Bạn cũng có thể dùng phân chuồng hoặc phân dạng viên sẽ tốt hơn. Tránh bón phân vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết quá nóng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Sâu bệnh thường gặp trên lưỡi hổ

Lưỡi hổ ít gặp các vấn đề về côn trùng như rệp, nhện đỏ, bọ trĩ hơn các loài cây khác. Tuy nhiên, cây lại rất dễ nhiễm các bệnh do nấm và vi khuẩn như đốm lá, thán thư, úng rễ,..

Để phòng bệnh, hãy luôn giữ cho giá thể và môi trường trồng lưỡi hổ thông thoáng. Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma thêm vào giá thể cũng là một cách phòng bệnh.

Những lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà

Ngoài việc nắm rõ cách tưới cây lưỡi hổ hiệu quả, bạn cũng cần cân nhắc đến các lưu ý này để cây có thể phát triển tốt và đảm bảo tuổi thọ bền bỉ cho chúng:

  • Ưu tiên chọn chậu có thể thoát nước tốt như chậu vật liệu xốp hay đất nung để không làm thối rễ cây.
  • Sử dụng đất trồng có độ thoát nước tốt, kiểm soát độ ẩm tối đa để tránh việc nước đọng lại trong chậu, làm hư tổn phần gốc.
  • Đặt cây ở những nơi có ánh sáng gián tiếp nhằm giúp chúng có thể phát triển một cách tối đa.
  • Duy trì nhiệt độ trung bình cho cây trong khoảng từ 13 – 30 độ C, tránh nhiệt độ quá cao để không gây héo cây và nhiệt độ quá lạnh nhằm tránh làm chết rễ.
  • Lưỡi hổ đem lại lợi ích với sức khỏe với khả năng thanh lọc không khí nhưng có chứa một ít độc tính có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng nếu nuốt phải. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên đặt chúng cách xa tầm tay của trẻ em và thú cưng.
  • Với loại cây này, bạn nên bón phân vài tuần một lần trong các dịp Xuân – Hè, nhưng tránh bổ sung phân bón cho cây vào mùa đông.
  • Không nên cắt tỉa lưỡi hổ một cách thường xuyên vì điều này không giúp ích gì cho quá trình sinh trưởng mà còn có thể gây hại cho cây.

Trên đây là hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ. Hy vọng chúng tôi đã giúp ích cho các bạn.

Hãy theo dõi khuyenhocvietnam.com để có thêm những kiến thức cây cảnh hay và bổ ích. Để lại đánh giá 5* nếu thấy bài viết hữu ích, xin cảm ơn!