Hoa Dâm Bụt được biết đến là loài cây được trồng để làm hàng rào, làm cảnh hoặc chúng mọc dại ở khắp mọi nơi, bất cứ chỗ nào có bãi đất trống. Nhưng ít ai biết rằng hoa Dâm Bụt lại có thể chế biến thành những món ngon khó cưỡng, nổi tiếng cả một vùng. Hãy cùng tìm hiều về loài cây đặc biệt này nhé!
1. Dâm Bụt là loài hoa ăn được?
Đúng vậy, ngoài việc trồng làm hoa hàng rào trang trí thì lá của cây Dâm Bụt còn gắn liền với một món ăn dân dã của người dân ở các làng quê, đó là canh cua rau dâm bụt. Canh cua rau Dâm Bụt ăn có vị như canh cua rau đay, mồng tơi nhưng lại thơm, ngọt và mát. Khi nhai, rau tan ngay nơi đầu lưỡi rất ngon miệng. Và ngày nay, món ăn này đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Ninh Bình.
Ngoài ra, lá Dâm Bụt còn có thể luộc chấm nước mắm tỏi ớt, xào tỏi… ăn rất ngon.
2. Công dụng của hoa Dâm Bụt
-
Ngăn ngừa lão hóa
Từ nhiều thế kỷ nay, người dân Trung Quốc và Ai Cập đã biết uống trà hoa dâm bụt để tránh sự lão hóa. Chất chống oxy hóa trong loại trà kỳ diệu này giúp tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, từ đó làm chậm quá trình lão hóa.
-
Cải thiện tiêu hóa
Trà hoa Dâm Bụt với thuộc tính lợi tiểu và hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng, có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón, cải thiện sức khỏe dạ dày – ruột và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
-
Kiểm soát huyết áp
Tạp chí Dinh dưỡng (Mỹ) năm 2010 đã đăng một nghiên cứu về tác dụng kiểm soát huyết áp đối với những người có huyết áp cao hoặc tăng huyết áp nhẹ ở độ tuổi từ 30-70 tuổi.
Kết quả cho thấy những người uống 3 tách trà hoa dâm bụt/ ngày có huyết áp ổn định hơn so với những người khác.
-
Hỗ trợ giảm cân
Một số nghiên cứu cho thấy tác động tích cực tới giảm cân – việc có thể giúp ngăn ngừa béo phì nhưng các nghiên cứu này sử dụng chiết xuất Dâm Bụt, một dạng cô đặc hơn trà Dâm Bụt. Chuyên gia nhấn mạnh rằng chúng ta chưa biết liệu các sản phẩm từ dâm bụt có mang lại kết quả tương tự hay không.
-
Giảm Cholesterol xấu
Nhờ các chất chống oxy hóa nên trà hoa dâm bụt có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể từ đó bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa các tổn thương đến với mạch máu.
-
Phòng ngừa ung thư
Theo một vài nghiên cứu gần đây, trà hoa Dâm Bụt được chứng minh có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào tiền ung thư trong cơ thể. Điều này có nghĩa là thức uống này khiến các tế bào có thể gây ra ung thư không “sống sót”.
-
Bảo vệ sức khỏe gan
Dâm Bụt giúp duy trì sức khỏe gan, theo một số nghiên cứu. Chiết xuất Dâm Bụt bảo vệ gan khỏi nhiều thứ độc lại, có thể nhờ vào hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ của nó. Thậm chí thử nghiệm trong phòng thí nghiệm còn cho thấy một vài tác động chống ung thư tế bào gan từ loại thảo mộc này.
3. Trà hoa Dâm Bụt
Không phải cánh hoa mà là phần đài hoa và bông hoa ngay dưới cánh mới được sử dụng. Cánh hoa thường có màu trắng, vàng hoặc hồng nhạt, còn đài hoa có màu đỏ sẫm và là nguyên liệu tạo nên màu sắc đặc trưng của trà hoa Dâm Bụt. Sau khi cây có quả, quả tươi hoặc khô được tách khỏi đài hoa và đài hoa khô được sử dụng để pha trà. Trà hoa Dâm Bụt có thể được pha nóng hoặc lạnh.
Cách 1
Đổ nước sôi vào theo tỉ lệ ½ chén hoa Dâm Bụt khô và 3 chén nước sôi. Đậy nắp rồi ngâm khoảng 20 phút. Lọc lấy nước uống. Bạn có thể điều chỉnh lượng hoa cho hợp vị và cho thêm ít bột quế trong lúc ngâm. Bạn cũng có thể cho thêm vỏ cam, quýt, nước chanh để trà thêm hương vị tùy sở thích.
Cách 2
Bạn có thể ngâm Dâm Bụt khô trong nước ấm 2 ngày, sau đó lọc lấy nước uống.
Trà dâm bụt còn có thể ngâm trong nước đường hoặc mật ong để làm siro hoặc ngâm với rượu nhẹ để làm rượu vang rất tốt cho sức khỏe.
Leave a Reply