Cách chữa đau họng không cần thuốc, tại nhà đơn giản dễ làm

Chữa đau họng bằng mật ong
Chữa đau họng bằng mật ong

Khi bị viêm họng, có thể tự trị đau họng tại nhà bằng các mẹo dân gian đơn giản để chấm dứt tình trạng khó chịu trong cổ họng mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng.

Những cách dưới đây sẽ giúp bạn chữa đau họng tại nhà mà không cần đến thuốc đó là sử dụng những loại thảo dược tự nhiên rất dễ thấy trong mỗi gia đình, an toàn, lành tính, không có các tác dụng phụ. Do đó, phù hợp với nhiều đối tượng trong đó phải kể tới trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Bài viết có sử dụng lại một số thông tin tư vấn chuyên môn của BS. CKII. Nguyễn Thị Thông Tuyết (nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện quân y 354) đã đăng tải trước đó trên các phương tiện truyền thông.

1. Nước muối sinh lý chữa viêm họng

Súc miệng với nước muối ấm là cách đơn giản nhất để làm dịu cơn đau ở cổ họng. Nước muối có tác dụng làm dịu niêm mạc, tiêu viêm và sát khuẩn. Nước muối còn giúp làm loãng và loại bỏ dịch đờm ứ đọng, từ đó giảm nhanh tình trạng khó nuốt và nghẹn vướng.

Chữa đau họng viêm họng bằng nước muối sinh lý.
Chữa đau họng viêm họng bằng nước muối sinh lý.

Súc miệng bằng nước muối ấm còn có hiệu quả giảm đau trong trường hợp viêm amidan, viêm thanh quản cấp, viêm VA và tổn thương hầu họng do trào ngược dạ dày thực quản. Có thể duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối 1 – 2 lần/ngày để phòng ngừa các vấn đề về đường hô hấp.

Cách sử dụng nước muối sinh lý trị viêm họng:

  • Chuẩn bị 1 ly nước ấm (khoảng 250 – 300ml).
  • Cho vào 1/2 – 1 thìa cà phê muối biển.
  • Khuấy đều đến muối tan hoàn toàn.
  • Dùng nước muối súc miệng 1 – 2 lần.
  • Dùng phần nước muối còn lại ngậm trong 3 – 5 phút làm sạch virus và vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
  • Nên áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ngày.

2. Gừng tươi

Gừng tươi (sinh khương) đã được dùng để giảm các triệu chứng viêm họng như ho, đau rát họng, đờm ừ, khàn tiếng… Theo kinh nghiệm dân gian, gừng có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, cầm ho, chỉ thống (giảm đau), cải thiện sức đề kháng cho người bệnh.

Hiệu quả chữa viêm họng của gừng cũng đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. Hợp chất Gingerol trong gừng tươi có khả năng kháng viêm và ức chế virus RSV – chủng virus thường gây viêm họng và cảm lạnh. Ngoài ra, Gingerol còn có tác dụng giảm đau tự nhiên với cơ chế tương tự thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Cách dùng gừng tươi trị viêm họng tại nhà:

  • Ngậm vài lát gừng tươi (nên ngậm sát ở vùng hầu họng) để long đờm, giảm ho và giảm cảm giác đau rát, khó chịu. Nên áp dụng nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt.
  • Hãm 1 củ gừng tươi xắt lát với 250ml nước sôi. Sau 10 – 15 phút, thêm vào 1 ít mật ong, khuấy đều và dùng uống khi trà còn ấm. Nên dùng đều đặn 2 – 3 lần/ngày – đặc biệt là dùng trước khi đi ngủ để tránh cảm giác đau họng và ho bùng phát mạnh vào ban đêm.
  • Gừng và hành củ: Sử dụng khoảng 60g gừng cùng hành khô thái nhỏ, đun sôi cùng nước. Sau đó đem nước đi xông hơi mũi, miệng từ 15 – 20 phút. Nên thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để hiệu quả tốt nhất.
  • Gừng và muối: Dùng gừng tươi rửa sạch, giã nát rồi trộn với muối tinh. Sau đó ngậm hỗn hợp trong miệng cho tới khi không còn mùi vị thì nhả ra và súc miệng lại với nước ấm. Thực hiện việc này mỗi ngày liên tục trong vài ngày các triệu chứng viêm họng sẽ thuyên giảm rõ rệt.

3. Mật ong

Mật ong là lựa chọn số một để điều trị đau họng, chữa viêm họng tại nhà. Vị ngọt của mật ong thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động, từ đó làm dịu cổ họng đang bị khô và dễ long đờm.

Chữa đau họng bằng mật ong
Chữa đau họng bằng mật ong

Cách dùng mật ong trị đau họng tại nhà:

Cách 1: Ăn trực tiếp vài thìa mật ong để giảm đau và ngứa ngáy cổ họng.Cách 2: Lấy 1 cốc nước ấm và vài thìa mật ong pha với nhau theo tỉ lệ 1:3 (tức là 3 nước ấm + 1 mật ong). Uống vào mỗi buổi sáng khi vừa ngủ dậy sẽ giúp cổ họng thoải mái, giảm đau.Cách 3: Ngâm 10g đông trùng hạ thảo sấy khô cùng 100-200ml mật ong rừng nguyên chất. Sau 7 ngày có thể sử dụng, mỗi lần dùng từ 10-15ml pha cùng nước ấm 70 độ. Cách 4: Có thể kết hợp mật ong với nhiều loại thảo dược khác để trị viêm họng:

  • Tỏi và mật ong: Tỏi băm nhuyễn rồi ngâm với mật ong trong 7 ngày. Sau đó có thể uống dung dịch này mỗi ngày một lần. Hoặc nhanh hơn có thể thái lát mỏng của tỏi để ngâm với mật ong từ 3- 5 phút. Dùng tỏi cho vào miệng ngậm, khi không còn cảm nhận được mùi tỏi có thể nhả ra.
  • Gừng tươi và mật ong: Ép nước cốt gừng và trộn với mật ong nguyên chất với tỉ lệ bằng nhau. Ngậm hỗn hợp nước cốt ngày 3 lần trong miệng và nuốt từ từ. Lưu ý không nên sử dụng gừng cho trẻ dưới 3 tuổi.
  • Chanh mật ong: Pha nước cốt chanh vào ly với 1-2 muỗng mật ong. Thực hiện hằng ngày, nhất là vào buổi sáng mới ngủ dậy.
  • Quất ngâm với mật ong: Chuẩn bị quất, rửa sạch và cắt đôi quả quất. Xếp quất vào bình chứa, tiếp theo xếp quất vào, mỗi lớp quất là một lần tưới mật ong lên. Hằng ngày sử dụng nước cốt mật ong và quất để ngậm khoảng 3 lần.

4. Tía tô

Tía tô chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất, hạt chứa nước, protein,… nên rất tốt cho hệ miễn dịch và nhất là sức đề kháng và sức khỏe tai – mũi – họng. Trong Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, có tính kháng viêm, diệt khuẩn, thanh lọc cơ thể và bổ phế rất tốt. Cũng bởi vậy mà loại lá này thường được sử dụng để chữa viêm họng tại nhà.

Có 2 cách trị viêm họng từ lá tía tô:

Cháo tía tô:

Dùng 1 nắm là tía tô rửa sạch sau đó thái nhỏ, hành bóc vỏ. Nấu gạo thành cháo, sau đó nếm cho vừa ăn, sau đó cho tía tô ra nồi. Ăn cháo lúc nóng và hàng ngày. Cháo tía tô không chỉ giúp kháng khuẩn, tiêu viêm mà còn rất tốt cho cổ họng của người bệnh.

Nước cốt lá tía tô và các loại thảo dược:

  • Chuẩn bị hoa khế, là tía tô, hoa đu đủ và đường phèn. Đem rửa sạch các loại thực vật. Thêm đường phèn vào hấp cách thủy từ 15-20 phút. Dùng nước cốt sau khi hấp. Uống 3 lần trong ngày.
  • Dùng lá tía tô, lá trà xanh, mận tươi, đại táo giã nhuyễn đun sôi cùng 500ml trong 20 phút. Khi nguội, chắt lấy nước, dùng nước uống 3 lần/ngày cho tới khi khỏi bệnh.

6. Tỏi

Tỏi đã là vị thuốc Nam có nhiều tác dụng chữa bệnh nhất là các bệnh về đường hô hấp bởi tỏi chứa nhiều hoạt chất allicin, liallyl, ajoene,… là những chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Tỏi cũng rất an toàn cho sức khỏe, có thể sử dụng cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

Cách dùng tỏi để trị đau họng tại nhà:

  • Ăn tỏi tươi.
  • Ngâm rượu tỏi: Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ rồi cho vào lọ thuỷ tinh, đổ đầy rượu vào ngâm. Những ngày đầu, tỏi chuyền từ màu trắng sang màu vàng. Sau khoảng 10 ngày, tỏi hoàn toàn chuyển sang màu vàng nghệ là sử dụng được. Lấy 1 thìa cà phê dung dịch rượu tỏi pha với 1 ít nước ấm rồi uống 3 lần/ngày trong suốt 3 tuần liền, sẽ nhanh chóng thấy được kết quả.
  • Tỏi, mật ong hấp cách thủy: Dùng tỏi đập dập, thêm mật ong rồi hấp cách thủy trong 20 phút. Khi hỗn hợp nguội bớt có thể ăn cả bã lẫn nước. Nên ăn 3 lần/ngày, trước ăn 15 phút và kiên trì thực hiện trong 10 – 15 ngày để có hiệu quả tối ưu nhất.
  • Tỏi ngâm mật ong: Dùng tỏi đập dập ngâm với mật ong tối thiểu trong 3 ngày. Khi sử dụng, lấy khoảng 3 thìa tỏi ngâm mật ong pha với nước ấm, uống 2 lần/ngày vào sáng và tối.
  • Tỏi nướng: Dùng 3 tép tỏi chưa bóc vỏ để tách láy vỏ nướng bên ngoài. Sau đó bóc vỏ ra và lấy phần bên trong cho vào chén, thêm ít nước ấm rồi nghiền ra. Dúng nước này để uống.
  • Tỏi ngâm giấm: sử dụng 10g tỏi bóc vỏ để vào lọ thủy tinh rồi đổ giấm, ngâm khoảng 30 ngày. Sau đó thái miếng tỏi ra từng lát mỏng để ngậm trong miệng 15 phút.

Lưu ý những người bị âm hư, nội nhiệt, viêm thận, đau mũi, đau răng không nên dùng tỏi.

6. Chanh

Chanh tươi chứa hàm lượng acid citric có tác dụng làm loãng dịch đờm ứ đọng, từ đó giảm đau rát và nghẹn vướng ở cổ họng. Ngoài ra chanh còn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào có khả năng giải độc, thanh nhiệt và tăng cường sức đề kháng. Khi hệ miễn dịch được cải thiện, cơ thể sẽ dễ dàng tiêu diệt virus và vi khuẩn gây tổn thương hầu họng.

Cách dùng chanh trị viêm họng tại nhà:

Ngậm chanh tươi:

  • Dùng 1 lát chanh tươi tẩm với 1 ít muối.
  • Ngậm trực tiếp và nuốt nước cốt chanh.
  • Sau 10 phút có thể nhả lát chanh.
  • Nếu cảm thấy khó chịu khi ngậm chanh với muối, bạn có thể thay thế bằng mật ong.

Uống trà chanh và mật ong:

  • Vắt 2 quả chanh lấy nước cốt.
  • Sau đó hòa nước cốt chanh và 3 thìa mật ong.
  • Đổ thêm 300ml nước ấm vào và khuấy đều.
  • Uống trà khi còn ấm và nên nhấp từng ngụm để dưỡng chất từ dược liệu thẩm thấu vào mô hầu họng.

Chanh đào ngâm mật ong:

  • Chuẩn bị 1kg chanh đào, 0.8kg đường phèn giã nát và 1 lít mật ong.
  • Ngâm rửa chanh với nước muối trong 30 phút sau đó để chanh ráo hoàn toàn.
  • Cắt chanh thành từng lát nhỏ và xếp vào hũ thủy tinh (nên cho lớp chanh và lớp đường phèn xen lẫn nhau).
  • Cuối cùng đổ mật ong vào và đem ngâm trong 3 tháng.
  • Mỗi lần dùng 1 thìa uống trước khi ăn, nên dùng 3 lần/ngày để giảm các triệu chứng của bệnh viêm họng.

Chanh muối:

  • Chuẩn bị 1kg chanh, 3 thìa phèn chua và 1kg muối trắng.
  • Ngâm chanh với nước muối trong 30 phút và rửa sạch.
  • Sau đó chần sơ chanh với nước sôi.
  • Tiếp tục ngâm chanh với nước lạnh pha phèn chua qua đêm.
  • Vớt chanh ra và xếp vào bình.
  • Hòa nước đun sôi để nguội với 1kg muối trắng và đổ vào bình thủy tinh.
  • Ngâm trong khoảng 1 tháng là dùng được.