Mỗi dịp tháng 7 Âm lịch hằng năm hay cứ đến những ngày lễ Tết, nhiều người lại chuẩn bị rất nhiều lễ vật tươm tất để bày tỏ lòng thành kính của mình dâng cúng Quan Hoàng Bảy. Nghe nhiều về Ông Hoàng Bảy nhưng không phải ai cũng biết ông là ai?
Ông Hoàng Bảy là ai?
Ông Hoàng Bảy hay còn được người dân gọi với cái tên gọi khác là Quan Hoàng Bảy hay còn được gọi là Ông Hoàng Bảy Bảo Hà. Có rất nhiều giai thoại liên quan đến vị quan này. Trong tín ngưỡng dân gian thì việc thờ Mẫu, trong đó thờ ông thần bảy chính là người thuộc hàng vị thứ 7 trong thứ tự của Thập nhị Quan Hoàng.
Thập nhị Quan Hoàng vốn dĩ là các quan thuộc hệ thống Thần linh Tứ Phủ của Việt Nam. Ông Hoàng Bảy là một trong 10 vị Quan Hoàng trong danh sách của hệ Tứ phủ Quan Hoàng.
Sự tích ông Hoàng Bảy
Còn theo những tài liệu lịch sử ghi nhận thì Ông Hoàng Bảy chính là con trai của Đức vua cha Bát Hải Động Đình. Vâng lời vua cha, ông đã giáng thế vào cuối thời Lê, đầu thai thành con trai thứ 7 trong dòng họ nhà Nguyễn. Ngài lúc đó có tên húy vốn là Nguyễn Hoàng Bảy và được ban cho tước hiệu Thượng Đẳng Thần.
Quan Hoàng Bảy hay thường được nhân dân ta gọi là Ông Bảy Bảo Hà chính là con trai của Đức vua cha Bát Hải Động Đình. Nghe theo lệnh từ vua cha, ông giáng thế và trở thành người con trai thứ bảy và nằm trong danh tộc họ Nguyễn vào cuối thời Lê.
Vào thời Lê Cảnh Hưng giai đoạn từ năm (1740 – 1786), khu vực thuộc vùng Bảo Hà và khu vực thuộc vùng biên cương phía Bắc có sự xuất hiện của giặc Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang. Chúng tiến hành một loạt các hoạt động liên quan đến cướp bóc, đốt phá cũng như càn quét nhân dân ta.
Khi tình thế trở nên nguy cấp, triều đình bèn cử viên tướng thứ bảy thuộc dòng họ Nguyễn chính là Quan Hoàng Bảy dẫn đầu đoàn và bắt đầu lên trấn thủ vùng Quy Hóa.
Danh tướng họ Nguyễn đã thực hiện nhiệm vụ đưa đội quân tiến dọc sông Thao đánh đuổi và loại bỏ hoàn toàn bọn giặc cỏ, giải phóng hoàn toàn khu vực Khảu Bàn và xây dựng nên vùng đất Bảo Hà thành một căn cứ lớn, cũng vì lý do liên quan đến việc chiến công trên địa danh này mà dân gian gọi ông với cái tên khác chính là là Quan Hoàng Bảy Bảo Hà.
Tướng Nguyễn Hoàng Bảy có tài lãnh đạo, đánh đâu thắng đó, phá tan tình thế xâm lược của thế giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó ông còn có công lao lớn trong hành trình thống nhất các thổ ty, tù trưởng, thổ hào quanh vùng sao cho tạo thành một tổ chức thống nhất. Sau đó, ông còn thực hiện nhiệm vụ thống lĩnh quân thủy đồng thời thống lĩnh quân bộ cùng xông pha tiến đánh giặc ở Lào Cai, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hóa (thuộc địa phận tỉnh Yên Bái, Lào Cai ngày nay).
Tại chính nơi này, ông đã đồng thời cùng tổ chức các thổ ty, tù trưởng, giúp họ luyện tập nâng cao sức khỏe thường xuyên để đủ sức trấn giữ vùng biên ải nơi thuộc địa phận tỉnh Bảo Hà, Lào Cai. Tại đất Bảo Hà, ông đồng thời trở thành thủ lĩnh thống lĩnh lục thủy, hợp sức cùng nhân dân đánh đuổi quân giặc về vùng Vân Nam.
Theo sử sách kể lại, trong một trận chiến đấu không cân sức xảy ra, Ông Hoàng Bảy đã bị giặc bắt, chúng tiến hành một loạt các công cụ tra khảo cũng như hành hạ dã man. Mặc dù chịu nhiều đau đớn về thể xác nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, quyết tâm không đầu hàng.
Cuối cùng, bọn giặc đã không làm gì được ông để có thể moi được tin tức, chúng bèn sát hại ông rồi mang thi thể của ông đem vứt xuống dòng sông Hồng. Thế nhưng một chuyện kỳ lạ đã xuất hiện, di quan của ông bắt đầu trôi dọc theo dòng sông Hồng, trôi tận đến phà Trái Hút cho đến địa phận tỉnh Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại.
Ngoài ra, còn có một điều kỳ lạ nữa xảy đến chính là khi ông Hoàng Bảy bị giặc sát hại, trời đất bỗng chuyển gió, mây đen vần vũ, kết lại thành một hình khối tựa như thần mã (ngựa). Từ thi thể ông người ta nhìn thấy phát ra một đạo hào quang, hào quang đó đã phi lên thân ngựa, chạy đến tận Bảo Hà thì bắt đầu dừng lại. Lúc này, trời đất bỗng quang đãng, những hình khối mây ngũ sắc kết tinh thành hình tứ linh cùng nhau tụ về chầu hội.
Sau này khi hiển linh về lại với trần thế, ông Hoàng Bảy bắt đầu được giao phó quyền trấn giữ địa phận tỉnh Lào Cai, ông cư ngự trong dinh Bảo Hàc. Cho đến lúc này, ông Hoàng Bảy bắt đầu nổi tiếng là một người không chỉ tài giỏi về lĩnh vực kiếm cung mà còn toàn tâm toàn ý, hết mực hộ quốc an dân. Ông Hoàng Bảy luôn chỉ dạy nhân dân phải ăn ở có nhân có đức, phải thường xuyên tu dưỡng bản thân để có thể lưu phúc cho con cháu về sau này.
Ở triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị đã thực hiện sắc tặng ông Hoàng bảy với danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác cũng đã tôn cho ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc – Quan Hoàng Bảy Bảo Hà”. Riêng đối với đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì người dân nơi đây tôn thờ ông Hoàng Bảy như là một vị nhân thần.
Ông Hoàng Bảy đi vào cõi tâm linh của các dân tộc và đồng thời ông cũng hiện thân trong các lễ hội xuống đồng của bà con nhân dân vào những dịp quan trọng như ngày Thìn, tháng Giêng, những ngày lễ hóa Thánh vào hệ thống Thánh Hoàng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu ừ bao đời nay.
Lễ hội Đền ông Hoàng Bảy
Lễ hội Đền ông Hoàng Bảy được tổ chức vào ngày 17 tháng 7 âm lịch mỗi năm. Du khách từ những khu vực khác nhau đều tới đây để cầu tài cầu lộc. Người dân tiến hành sắm lễ đền ông Hoàng Bảy với những Lễ vật được dâng lên gồm: Chè, rượu, thuốc, bánh kẹo, hoa quả, nhang đèn. Ngoài ra, người dân còn có thể dâng lễ mặn tùy vào mỗi người mà có những mâm cỗ cúng khác nhau.
Khi dâng lễ ông Hoàng Bảy, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau đây: Đồ khấn lễ của ông Bảy phải mang hai màu sắc đặc trưng là màu sắc xanh lam hoặc tím chàm. Đây cũng là màu áo trang phục đặc trưng của ông Hoàng Bảy mỗi khi ông ngự về đồng.
Văn khấn Đền ông Hoàng Bảy
“Gió nam thoảng đưa hương bay ngào ngạt
Bóng ác tà đã gác non tây Trăng in mặt nước vơi đầy
Bảo Hà có tích xưa nay còn truyền
Quan Hoàng Bảy trần miền Bắc địa
Hợp binh hùng lục thuỷ Thao Giang
Quân cơ mưu lược luận bàn
Doanh trung thường có hai hoàng vào ra
Quan Hoàng Bẩy Bảo Hà chính vị
Cùng tướng công đệ nhị Hoàng Hai
Can qua dâu bể biến dời
Anh hùng xưa đã ra người cung tiên
Nhớ công đức lập đền phụng sự
Thổ, Mán, Nùng tiên nữ dâng hoa
Thú vui điếu khách bàn trà
Phong lưu thuốc cống Bảo Hà dâng ông
Hoàng hoa tửu khăn hồng gối xếp
Ngự tính tình phong nguyệt hoạ ca
Nhắn ai lên đất Bảo Hà
Nếm mùi phong nguyệt ấy là thần tiên
Cõi Bắc địa còn truyền cổ tích 2
Quan Bảo Hà thực đích trung quân
Sinh thời làm tướng trung thần
Tấc lòng yêu nước thương dân hãy còn
Dẫu bể cạn non mòn cũng quyết
Thử ra tài cho biết oai danh
Bao phen lẫm liệt tung hoành,…”
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến ông Hoàng Bảy.
Leave a Reply