Chắc hẳn những ai đã theo hay biết về đạo Phật đã từng nghe qua về Đức Phật A Di Đà. Nhưng có lẽ không phải ai cũng biết thông tin chính xác về Ngài. Vì vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi muốn truyền tải thông tin về Phật A Di Đà đầy đủ và chính xác nhất đến với mọi người.
Phật A Di Đà là ai?
Phật A Di Đà là vị Đức Phật được tôn kính và thờ tự nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Ngài mang ý nghĩa là Vô lượng thọ, Vô lượng quang (có nghĩa là hào quang trí tuệ chiếu khắp thế giới) hay Vô lượng công đức. Phật A Di Đà đã xuất hiện từ rất lâu, trước cả Đức Thích Ca.
Theo kinh Đại A Di Đà, từ thời xa xưa, có vị quốc vương tên là Kiều Thi Ca. Sau khi nghe vị Phật thuyết pháp liền từ bỏ ngôi vương để xuất gia tu hành, lấy pháp danh Pháp Tạng.
Ông phát ra 48 lời nguyện cứu độ chúng sinh. Trong đó, đại nguyện lớn nhất của Ngài là sau khi tu thành Phật sẽ tịnh hoá thế giới và biến nó trở thành một vương quốc thanh tịnh, đẹp đẽ nhất. Bất cứ chúng sinh nào hướng niệm đến Ngài đều sẽ được tiếp dẫn để vãng sanh ở đó. Sau này, Ngài hoàn thành đại nguyện và trở thành Đức Phật A Di Đà. Còn thế giới tịnh hóa của Ngài vẫn thường được Phật tử hình dung là chốn Tây phương cực lạc.
Ý nghĩa tên Đức Phật A Di Đà
A Di Đà được dịch từ tiếng Phạn là Amita theo kinh A Di Đà và kinh Ca ngợi Đức Phật Tịnh Độ Niết Bàn. Ý nghĩa của danh hiệu gồm cả ba hạn mục: Vô lượng quang, Vô lượng thọ và Vô lượng công đức. Tên này bao gồm Tam vô lậu học: đạo đức, định và tuệ. Ánh sáng vô lượng đại diện cho trí tuệ tối thượng; tuổi thọ vô lượng đại diện cho thiền định sâu xa và không giới hạn; công đức vô lượng đại diện cho đất hạnh viên mãn.
Ngoài ra, ý nghĩa tên A Di Đà cũng bao gồm bộ sưu tập đầy đủ của 6 thí giữ giới, nhẫn nhục, tinh tấn và độ viên mãn. Tuổi thọ dài không giới hạn ở sự hoàn thiện thiền chính. Ánh sáng không bị cản trở là sự hoàn hảo của trí tuệ.
Đặc điểm nhận biết Phật A Di Đà
Tại các ngôi chùa, bạn có thể nhận biết Ngài thông qua các đặc điểm đặc trưng như sau:
- Về hình dáng: Trên đầu Đức Phật là các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông, cứu độ. Trên người Ngài khoác áo cà sa màu đỏ tượng trưng mặt trời lặn phương Tây, áo có thể khoác vuông ở cổ. Trước ngực Ngài có chữ Vạn.
- Về tư thế tay: Phật A Di Đà trong tư thế đứng gọi là Di Đà phóng quang. Tay Phật tạo thành ấn giáo hóa với tay phải đặt ngang vai, chỉ lên, tay trái đặt ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước. Phật cũng có thể ngồi trên tòa sen, tay bắt hình ấn thiền với tay đưa ngang bụng, mu bàn tay phải chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm với nhau. Trên tay Phật có thể cầm một cái bát, dấu hiệu cho giáo chủ.
- Ngoài ra, Phật A Di Đà có một dạng ấn thiền khác gọi là Ấn thiền A Di Đà. Đây là dạng ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út của hai bàn tay đặt chồng lên nhau. Ngón cái và ngón trỏ mỗi bàn tay tạo thành hai vòng tròn chạm nhau.
- Nhân vật được minh hoạ đi kèm: Bên trái Ngài là vị là Bồ Tát Quán Thế Âm tay cầm cành dương liễu và bình cam lộ. Bồ Tát Đại Thế Chí đứng bên phải, tay cầm hoa sen xanh.
Điểm khác nhau giữa Phật A Di Đà và Thích Ca
Một số người vẫn thường nhầm tưởng Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là cùng một vị Phật vì không biết phân biệt ra 2 Ngài như thế nào. Trên thực tế, đây là 2 vị Phật khác nhau. Trong đó, một Vị có thật trong lịch sử, Vị còn lại xuất hiện trong kinh Phật giáo.
Một vài điểm khác nhau cơ bản giữa Phật A Di Đà và Thích Ca mà bạn có thể dễ dàng quan sát và nhận biết:
- Về hình dáng: Tóc Phật Thích Ca có thể búi tó hoặc là các cụm tóc xoắn ốc. Đức Phật Thích Ca mặc áo cà sa màu vàng hoặc nâu, áo có thể choàng qua cổ. Trước ngực Ngài không có chữ “Vạn” giống như Phật A Di Đà. Phật Thích Ca có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế ở đỉnh đầu. Đôi mắt Đức Phật Thích Ca mở ba phần tư, đăm chiêu nhìn xuống.
- Xung quanh tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có các tia hào quang sáng chiếu. Đây là biểu tượng cho ánh sáng trí tuệ của Đức Phật lúc nào cũng soi sáng, quan sát thế gian.
- Nhân vật được minh hoạ đi kèm: Bên trái Phật Thích Ca Mâu Ni vị tôn giả Ca Diếp, với vẻ mặt già. A Nan Đà với vẻ mặt trẻ ở bên phải. Đây là hai vị đại đệ tử của Phật Thích Ca khi Ngài còn ở trần gian.
Phật A Di Đà có thật không?
Không một ai có thể biết chính xác Ngài đã xuất hiện từ khi nào. Chỉ biết rằng Phật tử biết đến Ngài trong kinh Phật Giáo và do Đức Phật Thích Ca giới thiệu. Tuy nhiên nếu có ai đó hỏi “ Phật A Di Đà có thật không?” thì câu trả lời đương nhiên là có. Bởi vì Đức Phật Thích Ca không bao giờ nói dối và chư Tổ Sư cũng thế.
Nếu Ngài và thế giới Tây Phương cực lạc không tồn tại. Thì Phật Thích Ca phải tuyên thuyết về kinh Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang để làm gì?
Và hơn thế nữa, nói dối là một giới cấm trong đạo Phật. Vì vậy, nếu bạn có niềm tin vào Phật Pháp sẽ thấy được sự tồn tại của Phật A Di Đà, còn không tin thì dù có nói gì cũng vô ích.
Phật A Di Đà có phải Phật Tổ?
Ngoài những thắc mắc về Phật A Di Đà có thật không thì có một số người còn nghĩ rằng Ngài là Phật Tổ. Tuy nhiên, Đức Phật A Di Đà hoàn toàn khác và không phải là Phật Tổ. Phật A Di Đà là vị Đức Phật được biết nhiều nhất trong kinh Phật.
Phật Tổ còn được biết đến là Thích Ca Mâu Ni – Một vị Phật có thật trong lịch sử. Ngài là một bậc thầy của nhân loại và hiểu tường tận vạn vật trên khắp thế gian. Phật Tổ là người sáng tạo ra đạo Phật, mở ra đạo giáo nhà Phật và được chúng sanh tôn lên làm Phật Tổ.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ ở cõi Ta Bà. Ngài từng là một chúng sinh sau khi thấu hiểu và giác ngộ nỗi khổ đau cõi hồng trần đã tu hành và sáng lập ra Phật giáo. Vì thế, Ngài là vị Phật có thật không và không phải là Phật A Di Đà.
Hy vọng với những thông tin thú vị trên bài viết về Phật A Di Đà có thể giúp mọi người giải đáp thắc mắc về Ngài. Bởi khi nắm rõ những kiến thức chuẩn xác và mọi điều liên quan đến Ngài thì chúng ta mới có thể thể hiện được lòng tôn kính tuyệt đối.
Leave a Reply