Đi đến thành công là mục tiêu của rất nhiều người, để đạt được thành quả như mình mong muốn bạn cần phải có được chiến lược riêng. Nhưng nếu bạn đang cảm thấy bất an, mệt mỏi trong vòng quay hối thúc này hãy đọc ngay cuốn Làm ít được nhiều để hoàn thành công việc hiệu quả nhất
Mối liên hệ giữa bận rộn và thành đạt
Tác giả cuốn sách Làm ít được nhiều là Chin-Ning Chu một nhà chiến lược toàn cầu, nhà dự đoán kinh tế. Bà sở hữu một kỹ năng kiếm có của con người đó là: Khả năng lý giải những chân lý vĩnh hằng, phức tạp thông qua những ẩn dụ, minh họa dễ hiểu và đầy ý nghĩa.
Trong cuốn Làm ít được nhiều tác giả đã phân tích các khía cạnh thông qua hai chữ Bận rộn. Trong cuộc sống hiện nay, từ này đã quá quen thuộc đối với nhiều người. Chúng ta đều đang coi trọng sự bận rộn này. Khi ai đó hỏi bạn có bận không? Hầu hết chúng ta đều nói rằng Có tôi đang rất bận. Cho dù sự thật không phải như vậy.
Dường như đã có một quy luật ngầm nào cho thấy bận rộn thường đi liền với thành đạt. Nhiều người thường nghĩ rằng chẳng mấy người thành đạt mới không bận rộn. Nhưng sự thật lại ngược lại hoàn toàn, có nhiều người bận rộn nhưng không hề thành công. Không phải lúc nào bận rộn cũng là tốt, mà thông thường đó là khi tâm hồn bạn đang bị bỏ bê.
Làm ít không có nghĩa là không làm gì cả. Tất cả mọi việc đều có những nguyên lý và nguyên tắc riêng của nó. Để chứng minh điều đó, tác giả đã lấy một ví dụ cụ thể như sau: Chúng ta đun một ấm nước, đậy nắp để cho quá trình hấp thu nhiệt lượng diễn ra tốt nhất. Nhưng nếu bản thân chúng ta nôn nao, luôn mở nắp để kiểm tra xem nước đã sôi hay chứa sẽ làm chậm việc sôi nước. Hay đối với những chủ doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh chúng ta phải sốt sắng đi theo đến cùng để lấy được hợp đồng. Đều này gây cảm giác phiền nhiễu đối với khách hàng. Nếu bạn càng vội vàng, càng vồ vập sẽ càng dễ mất khách.
Làm ít được nhiều cho thấy khi bản thân theo đuổi mục tiêu cần loại bỏ đi những điều thực sự không cần thiết. Bản thân luôn chạy theo những điều phù phiếm mà quên mất đi cái cốt lõi. Điều này khiến chúng ta bị lạc lối, do dó, bạn không nên vội vàng chọn cái tốt cho mình. Thay vào đó, hãy chọn cái phù hợp nhất với hoàn cảnh và mục đích của bản thân.
Làm ít được nhiều – Hài hòa với thời gian
Thời gian luôn là điều quý giá, khi trải qua rồi chúng ta không thể lấy lại được. Sở dĩ con người thành công là nhờ biết tận dụng thời gian.
Quỹ thời gian của mỗi người là như nhau, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý để làm giàu, tạo nên sự nghiệp vững chắc. Thay vì làm chủ thời gian, chúng ta lại bị thời gian chi phối.
Để làm ít được nhiều bạn cần phải biết cách sử dụng thời gian hợp lý. Biết cân đo, đong đếm mọi thứ để tạo ra cho mình những mục tiêu dài hạn để thu được những thành quả từ sự nỗ lực không ngừng nghỉ.
Tuy nhiên, để điều chỉnh và sử dụng thời gian đúng không hề đơn giản. Chúng ta cần phải biết được những đặc trưng của thời gian đó là gì. Chúng ta trễ giờ trong cuộc họp, hay phải hy sinh giấc ngủ để có nhiều thời gian cho những công việc chưa hoàn thành. Chúng ta hối hả nơi này, vội vã nơi kia nhưng cũng không đi đến đâu.
Qua những kinh nghiệm của bản thân, tác giả Chin-Ning Chu đã nhận ra rằng thời gian không hề trôi đi một cách chóng vánh. Thậm chí, đối với nhiều người, 5 phút cũng là một khoảng thời gian dài. Bà nhận ra rằng mỗi ngày mình có 24 tiếng để hoàn thành công việc. Nếu trong 24 giờ đó, bà không thể hoàn thành được kế hoạch thì đó không phải do thời gian mà vấn đề tồn tại ở bản thân chúng ta.
Làm ít được nhiều giúp chúng ta hiểu rõ về thời gian chính là vấn đề cốt lõi để bạn đạt được mục tiêu. Nếu như bạn đang ở trong tình trạng đối kháng với thời gian sẽ bản thân sẽ không cảm nhận được sự thành thơi và biết cách sử dụng thời gian.
Tác giả mang đến thông điệp hãy biết nương tựa vào thời gian. Đừng cố gắng quản lý chúng mà hãy sống hòa thuận. Khi chung sống hòa bình cùng thời gian sẽ giúp bạn được sống với chính mình.
Để có thể tiết kiệm được thời gian làm việc bạn nên nhượng lại một số việc cho người khác nếu như không cần thiết. Khi san sẻ bớt gánh nặng công việc bạn mới có thể đạt được năng suất, hiệu quả trong công việc.
Một người khi hiểu biết, lịch sự sẽ không bao giờ làm lãng phí thời gian của người khác. Bởi họ cho rằng đây là một tội ác, thời gian là tài sản vô giá của nhiều người, không phải ai cũng có quyền kiểm soát và nắm giữ chúng.
Đối với những người trẻ, thời gian là động lực để làm việc, phấn đấu. Còn đối với những người lớn tuổi, thời gian chính là lúc để gặt hái thành tích của mình sau một quá trình phấn đấu, cố gắng hết mình.
Tác giả cũng đã chỉ ra cách giúp bạn phân bố thời gian hợp lý. Bạn hãy liệt kê 20 công việc quan trọng nhất theo thứ tự để thực hiện. Điều đó sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc và loại bỏ được những điều không cần thiết ra khỏi cuộc sống.
Làm ít được nhiều – Giữ tâm trí thoải mái sạch sẽ
Nếu như muốn làm ít được nhiều bản thân mỗi người cần phải hiểu rõ chính mình. Bởi đây là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả công việc.
Nếu như bạn là con người thiếu năng lực, thiếu sự quyết đoán, thiếu trình độ, hiểu biết đồng nghĩa với việc năng lực của mình kém đi. Bạn rất khó có thể chứng minh được năng lực của bản thân, không thể hiện được cá tính riêng.
Để khắc phục những điều trên bạn cần giữ tâm trí luôn thoải mái. Bạn cần phải biết rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của mình để từ đó xác lập được những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn. Từ đó mới giúp bạn tạo nên một giá trị vững chắc trong xã hội và không phải ai cũng có thể thay thế được.
Khi đầu óc phức tạp, hỗn độn sẽ khiến cho công việc trở nên rắc rối và bề bộn hơn. Bạn hãy dọn lại tâm trí của mình cho thật sạch sẽ và thoải mái để nạp những năng lượng mới. Có như vậy, mới làm tăng năng suất làm việc để đạt được những thành tựu đáng tự hào và được công nhận.
Khi làm việc, đôi khi bản thân sẽ bị mất tập trung nhẹ. Lúc này, ta có thể áp dụng một số phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề như: Rửa mạch, tuân theo mệnh lệnh bằng cách đi đến mục tiêu, nói thầm ý định của bạn khi đến đích…
Ngoài ra, để Làm ít được nhiều bạn không nên ôm đồm quá nhiều thứ. Bởi điều đó sẽ khiến bản thân dễ bị kiệt sức, mệt mỏi chính vì vậy mỗi người hãy buông bỏ hết những công việc không cần thiết để thực hiện những mục tiêu quan trọng.
Khi đầu óc thoải mái bạn sẽ biết cách tiếp đón những cơ hội lớn để thay đổi bản thân. Khiến cuộc đời nở hoa, kết trái tạo nên sức hấp dẫn đối với nhiều người.
Để giữ được sự thoải mái chúng ta cần phải biết bước lùi lại nhìn vào tổng thể và tự vấn bản thân. Hãy tận hưởng sự khó khăn hàng ngày giống như một trò tiêu khiển.
Biết cách kiểm soát bản thân một cách bình tĩnh
Trong cuốn sách Làm ít được nhiều, tác giả Chin -Ning Chu đã chỉ ra những cách giúp chúng ta kiểm soát được bản thân trong mọi tình huống.
Giận dữ là điều rất khó tránh khỏi trong cuộc sống này. Do đó, khi bạn cảm thấy giận dữ với một ai đó hãy cố kìm nén cảm xúc của mình. Hãy biết cách điều tiết bản thân vì khi mất đi lý trí sẽ khiến bạn dễ dàng mắc sai lầm.
Muốn kiểm soát cơn giận hãy tĩnh tâm, làm những điều mình muốn. Có như vậy bạn mới tự tay tạo sự thuận lợi trong công việc và khiến chúng trở nên xuất sắc hơn.
Việc thư giãn tâm hồn còn mang đến rất nhiều lợi ích khác giống như bạn ngồi thiền. Khi bạn thư giãn sẽ dần chuyển những hành động từ trạng thái phản ứng sang kiểm soát một cách bình tĩnh.
Nếu như bạn đang cảm thấy chán nản với cuộc sống, hay mọi việc không được như mong muốn. Thay vì phản ứng bồng bột, điên rồ bạn hãy cố gắng kiểm soát.
Thư giãn tâm hồn đơn giản hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Bởi đây là bản năng và là sự an trú trong trái tim. Thông qua cuốn sách Làm ít được nhiều tác giả cũng đã mang đến những phương pháp để tìm ra điểm an trú này.
Công việc hay những áp lực trong cuộc sống, bạn hãy gác lại sau cánh cửa. Để mỗi khi bước về nhà, chỉ có một thế giới tốt đẹp, những điều hạnh phúc chờ đón chúng ta. Đó mới chính là điều quan trọng nhất trong cuộc sống này.
Cuốn sách Làm ít được nhiều mang đến rất nhiều kinh nghiệm quý báu được tác giả đúc kết. Thông điệp, ý nghĩa được độc giả đón nhận một cách chân thành, nồng nhiệt. Thành công chỉ đến khi bản thân có khả năng, đặt ra được mục tiêu cụ thể.
Leave a Reply