Mãi đừng xa tôi là cuốn tiểu thuyết mang đến những triết lý nhân sinh sâu sắc cho độc giả. Bạn có thể không khóc, không tức giận nhưng chắc chắn sẽ có một nỗi buồn vương vấn khi đọc xong tác phẩm này.
Ngôi trường chứa bí mật động trời
Nếu như bạn chỉ nhìn qua trang bìa sách hay đọc phần tóm tắt sẽ nghĩ rằng đây là cuốn tiểu thuyết nói về mối tình tay ba giữa Ruth, Kathy và Tomy. Nhưng nếu bạn dành thời gian đọc và nghiền ngẫm hết sẽ thấy, Mãi đừng xa tôi đề cập tới một thông điệp lớn lao hơn rất nhiều so với tình yêu đôi lứa.
Câu chuyện được bắt đầu tại một trường học nội trú Hailsham. 3 nhân vật này đã lớn lên, sống học tập trong môi trường này từ khi còn bé.
Những người giám thị không chỉ là người truyền giảng kiến thức mà còn vô cùng yêu thương học sinh của mình. Nơi đây giống như gia đình thực sự.
Trường Hailsham rất xem trọng việc tạo nên những vật dụng thủ công của học sinh. Thông thường, cứ định kỳ sẽ có một phiên chợ trao đổi đồ thủ công như tranh vẽ, khăn, thơ, áo…do học sinh tự làm với nhau.
Những tác phẩm xuất sắc sẽ được mang đến phòng tranh và họ xem đó giống như một niềm danh dự. Nơi đây đã trở thành những ký ức đẹp đẽ nhất của cô gái Kathy. Những học sinh ở đây đều có tinh thần vui vẻ., lạc quan và hạnh phúc.
Một ngôi trường khi nhìn vào vẻ bề ngoài tưởng chừng như yên bình, nhưng thực chất lại chứa đựng một bí mật khủng khiếp. 3 nhân vật trong câu chuyện này không phải là người bình thường. Còn trường Hailsham là nơi dành cho những sản phẩm nhân bản vô tính được sinh ra với mục đích là hiến nội tạng cho người bệnh để kéo dài tuổi thọ.
Ở Hailsham là đặc ân và cũng là hình phạt cho tất cả. Bởi mái ấm đó được bảo vệ những sinh mệnh nhân bản vô tính. Tuy nhiên, đây cũng chính là nơi khẳng định số phận đã được định đoạt của họ.
Cuộc đời của học sinh tại ngôi trường này đã được định sẵn. Các em sẽ thành người lớn, già đi, thậm chí khi bước sang tuổi trung niên các em sẽ bắt đầu hiến nội tạng của mình. Mỗi người trong ngôi trường này được đào tạo để làm việc đó. Các em mang đến cho thế giới này với một mục đích, tương lai, tất cả các em đã được định đoạt.
Những học sinh trong ngôi trường này hóa ra chỉ là con người nhân bản cho mục đích y học mà thôi. Bản thân họ sống nhưng lại không có quyền hạnh phúc giống như những con người bình thường. Họ được tạo hóa mang đến thế giới này nhưng lại tước đi một cuộc sống vui vẻ và yên bình.
Thời gian, không gian trong cuốn sách này đều là giả tưởng. Nhưng để có thể viết nên câu chuyện này một cách chân thực như vậy chắc hẳn tác giả đã chứng kiến hoặc bắt gặp hiện tượng này trong đời thực. Đời thực ở đây chính là thời đại này, khi con người có những tiến bộ khoa học vượt bậc và đang có giấc mơ mang tính vĩ cuồng lớn hơn tất cả những thời đại trước gộp lại.
Mong muốn có được một cuộc sống yên bình
Mãi đừng xa tôi là chuyện tình tay ba ngang trái giữa Kathy, Tuth, Tomy. Họ cùng nhau lớn lên trong ngôi trường này, từng sống hạnh phúc với nhau.
Nhưng sau một thời gian họ đã phát hiện ra bí mật đáng sợ về ngôi trường. Họ đã khao khát có thể vượt ra được khỏi nanh vuốt của số phận ấy. Nhưng điều đó lại quá lớn lao so với sức lực bé nhỏ của họ, liệu họ có thể làm được những gì?
Kathy trong vai trò là người chăm sóc, cô thường xuyên phải lái xe một mình và làm công việc này dã hơn 15 năm. Cho đến một ngày, không làm công việc này nữa cô đã nhận được giấy báo trở thành người hiến tạng.
Tờ thông báo lạnh lùng cũng là cách mà con người ta đã đoạt sinh mệnh trẻ trung để kéo dài thời gian cho sinh mệnh già cỗi. Kathy lại không nghĩ đến quá nhiều bản thân mà dành nhiều cho Tommy và Ruth. Họ là người thân, là thành viên trong gia đình và là người chăm sóc cuối cùng, cũng trở thành người hiến tạng.
Johnny là Kathy có sự đồng điệu về tâm hồn và về sau họ đã trở thành một cặp. Nhưng cuộc sống không thực sự hạnh phúc. Song ai cũng muốn hạnh phúc và hiểu thế nào là hạnh phúc khi bản thân họ đang tồn tại một cách chông chênh, trắc trở.
Còn đối với Ruth được xem là nỗi bất hạnh cho cả 3. Cô gái đáng thương này đã mơ về việc mình sẽ trở thành một nhân viên văn phòng có cửa kính trong suốt. Cô đã trót mang ước mơ, nhưng đó lại là điều xa xỉ của con người khi sống tại ngôi trường này.
Nhưng họ khi rời ngôi trường đến với nhà Tranh, họ chưa bao giờ xích mích điều gì cả. Cô gái trẻ sống đời bình thường nhưng lại vay mượn lòng tốt của người khác.
Mang tựa đề Mãi đừng xa tôi là câu chuyện trong bài hát Songs After Dark kể về nỗi nhớ day dứt của một người mẹ đối với con mình, xin con đừng rời xa mẹ.
Tác giả quyết định đặt tên tác phẩm theo bài hát này bởi nhân vật Kathy đã từng ôm chiếc gối và nhảy múa trên nền nhạc ấy. Hình ảnh đó đã gây ám ảnh đối với những người đang phụ trách ngôi trường. Bởi những con người nhân bản không có khả năng sinh con, không được làm mẹ. Quyền sống, hạnh phúc của họ đã bị tước ngay từ khi con mới chào đời.
Thời gian trong Mãi đừng xa tôi giống như một khối rubik được xoay chuyển theo dòng hồi tưởng của Kathy. Tuy nhiên, nó đã xoay về một khoảnh khắc hạnh phúc nhất và cũng là đau khổ nhất trong ký ức của cô. Đây là sự thật mà bất cứ ai cũng muốn trốn tránh nhưng đối với Ruth bắt buộc cô phải đối mặt.
Khi đọc đến đây, chắc hẳn chúng ta đã hiểu vì sao Ruth lại tạo nên bi kịch. Bởi chính cuộc đời của cô và những người xung quanh cũng là một bi kịch. Tuy nhiên, họ vẫn phải tiếp tục diễn cho đến khi được phép hạ màn.
Dẫu biết được số phận của mình đầy bi kịch, nhưng những nhân vật trong câu chuyện vẫn luôn cố gắng hết mình. Họ muốn để người khác thấy cho dù là nhân bản vô tính đi chăng nữa thì họ vẫn có những mong ước như những con người bình thường khác. Tại sao lại hi sinh họ, xem họ giống như một thành quả trong y học, khi họ có quyền được yêu, được sống. Họ vẫn luôn mong muốn có được một cuộc sống yên bình.
Đừng mãi xa tôi – Ngỡ ngàng và chua xót
Khoa học đã tạo nên những bản sao vô tính, chúng là những con người có tâm hồn, có khối óc nhưng có quyền được sống và hạnh phúc theo cách riêng. Nhưng quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc đã bị tước đoạt đi một cách lạnh lùng, thản nhiên và bình thản.
Cho dù các nhân vật trên có đủ tư cách làm một con người thật sự nhưng chúng đã bị lập trình để không thể làm mẹ. Họ chỉ có thể tồn tại và thiếu đi quyền sống được yêu nhưng lại thiếu đi quyền được gắn bó cuộc đời bên nhau.
Bi kịch của nhân vật ở chỗ cho dù họ có thể chất và trí tuệ không khác biệt gì so với người thường. Nhưng học sinh nhân bản tại ngôi trường này lại gần như chấp nhận số phận đã được sắp đặt. Họ nghĩ rằng, học sinh sinh ra và lớn lên rồi mất đi trong khoảng thời thanh xuân đẹp nhất là chuyện bình thường không ai thắc mắc hay phản đối. Họ chỉ là những con tốt thí trên bàn cờ của cuộc đời, những con tốt thí không bao giờ có khả năng phong Hậu.
3 nhân vật Ruth, kathy, Tommy dù chẳng có cha mẹ nhưng vẫn luôn trăn trở mình là ai, vẫn khao khát được yêu và được sống. Cái sự vùng vẫy và chống đối của họ không ngừng giữa đại dương tàn độc. Những mong một lần bản thân mình có thể vươn lên mặt biển để hít hà thứ không khí trong lành thực sự và có thể sống như một con người.
Họ biết cho dù đó không phải là cả cuộc đời, dù đó chỉ là một năm, ba năm có thể hoãn lại cái số mệnh trớ trêu đó họ vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu. Họ luôn có niềm tin bền bỉ, vẫn không thôi hy vọng.
Với sự tưởng tượng và ngòi bút của mình tác giả cứ vậy tạo nên một bức tranh đa sắc về những số phận trớ trêu. Trong trang sách cuối cùng, người ta thấy Kathy đứng giữa một vùng đồng cỏ mênh mông ngoài hoang hoải. Nơi đây không có gì ngoài hàng rào dây kẽm gai cùng với 3 ngọn cây vương đầy rác rưởi.
Ruth đã xong rồi, Tommy cũng ra đi và ngôi trường đã đóng cửa. Những thứ giăng mắc kia phải chăng là những thứ mà Kathy đã đánh mất. Tuy không còn ai, những kỷ niệm sẽ mãi còn. Những giọt nước mắt lăn trên má, nhưng thực sự cô đã không khóc. Từ đầu đến cuối nhân vật này trải qua một sự điềm tĩnh đầy trớ trêu.
Cuốn sách Mãi đừng xa tôi để lại trong tôi rất nhiều thứ đáng suy ngẫm. Chắc hẳn những độc giả khác cũng sẽ có những suy nghĩ như vậy.
Khi nghiền ngẫm hết những trang sách thứ đọng lại không phải là sự tức giận mà là một nỗi buồn trùng điệp và ám ảnh. Số phận và giá trị của con người nơi thế giới giả tưởng với hiện thực kia quá khắc nghiệt. Tác phẩm mang đậm tính tiểu thuyết tư bản Nhật bản khiến người đọc cảm nhận được những khoảng lặng trong tâm hồn của nhân vật.
Leave a Reply