Categories

Muối của rừng – Thiên nhiên với con người ai là kẻ chiến thắng?

muối của rừng

Những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã mang đến một làn sóng mới trên các diễn đàn văn hơn. Trong Muối của rừng, tác giả đã đào sâu vào những mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên để giúp độc giả suy nghĩ và hiểu rõ hơn về cuộc sống thực tại.

Phá hủy thiên nhiên – Sự tự tin thái quá của con người

Muối của rừng chỉ đề cập đến 1 nhân vật duy nhất đó là ông Diểu, nhưng có thêm 2 nhân vật thú là cặp đôi khỉ. Ông Diểu chính là đại diện cho thế giới văn minh loài người, còn chú khỉ là hiện thân của thiên nhiên.

Ông Diểu đi săn mang trong mình sự tự tin sẽ làm chủ thiên nhiên và thiên nhiên sẽ chịu sự khuất phục trước vũ khí hiện đại. Điều này hoàn toàn đúng với nhiều người nói chung và nói riêng khi giữ vững một niềm tin chiếm lĩnh của con người trước người mẹ thiên nhiên.

Hành trình đi săn của ông Diểu chính là quá trình xâm lấn không gian thiên nhiên. Phần đầu truyện, nhân vật này cũng giống như những tên buôn gỗ lậu, những tập đoạn tiền tỉ chiếm đất xây biệt thự hoặc những tay buôn ngà voi và mật gấu…

Giống nhau là bởi ông cũng đã xem thiên nhiên như những thứ phông nền nhằm trục lợi cũng như thỏa mãn bản thân. Ông săn bắn không chỉ để phục vụ nhu cầu ăn uống mà còn là để giải trí. Ông đã vào rừng lấy thiên nhiên làm niềm vui cho cuộc sống thường ngày.

Khi sở hữu trong tay cây súng được “Thằng con ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng 2 nòng” ông được ví như một vị thánh. Cho rằng bản thân mình có quyền sinh, quyền sát với muông thú.

Ông tha cho mấy chú gà rừng và tự nhủ “bắn sẽ trượt thôi” hay không muốn bắn chim bởi “chim xanh ông đã chén chán rồi”.
Tuy nhiên, ông đã bắn chúng 1 chú khí và gọi nó là “thằng bố ô trọc” hay “Đồ phong tình phòng đãng”…Ông chưa bao giờ nghĩ thiên nhiên là thiên nhiên, mà chỉ soi thiên nhiên qua lăng kính con người. Ông đã trút tất cả sự hẳn học, khó chịu lên chú khỉ tội nghiệp mà ông đã mang từ xã hội vào trong rừng.
Ông Diểu cho rằng tàn phá thiên nhiên là sức mạnh của con người. Nhưng kết cục để lại cho nhân vật không phải là thành phẩm mà chính là hình dáng trần truồng đi về dưới cơn mưa xuân.

Phản ứng của thiên nhiên thay lời muốn nói

Ngay sau một phát súng đầu tiên của ông Diểu đã khiến cho 1 chú khỉ đực bị trọng thương. Tất cả đã khiến cho bầy khỉ hoảng sợ, hỗn loạn và phải chạy vào trong rừng sâu.
Phản ứng đó đã khiến cho ông Diểu cảm thấy vô cùng hả hê và càng làm tăng thêm niềm tin cho bản thân. Khi ông chạm vào thiên nhiên đã khiến cho thiên sợ hãi và phải chạy trốn.
Càng đọc sâu và nghiễn ngẫm với những trang sách trong Muối của rừng càng giúp chúng ta nhận ra chân lý: Kẻ chiếm lĩnh, kẻ mạnh luôn là thiên nhiên. Trái ngược lại với phản ứng và sự lấn tới của ông Diểu đã khiến cho bầy khỉ bắt đầu đáp trả một cách mạnh mẽ.

Sau phát súng đó, bầy khỉ chạy trốn, hoảng sợ. Nhưng giờ đây, chúng sẵn sàng đáp trả lại con người. Chúng bây giờ không còn sợ sệt mà còn có những hành động tấn công ngược lại.
“Chạy đi, ông Diểu rên lên khe khẽ, nhưng con khỉ khái tuồng như muốn liều thí mạng, nó đến gần nâng con khỉ đực nhỏm lên”. Hành động của con khỉ càng khiến cho ông Diểu trở nên tức giận và căm ghét hơn.

Sự tan rã đạo đức bắt đầu từ những tấn bi kịch làm sao có thể lừa được ông. Khi ông chuẩn bị bóp cò thêm một lần nữa, con khỉ cái đã ngoái đầu nhìn lại. Đôi mắt chúng trở nên kinh hoàng, nó vứt con khỉ đực xuống đất rồi chạy thật nhanh và biến mất hoàn toàn.

Khi đối mặt với sự phản ứng từ thiên nhiên, ông Diểu chỉ còn cách thỏa hiệp, nhượng bộ. Những hành động của ông đã càng chứng minh rõ cho việc ông đã dần trút bỏ dần đi lớp áo xã hội rồi khoác lên cho mình tấm áo của thiên nhiên.

Cứu rỗi và trở về với thiên nhiên

Sau nhiều lần dùng súng để chinh phục thiên nhiên ông Diểu cũng đã nhận ra sự sai trái của mình. Bởi lúc này “chân tay ông rủn ra, giống như người vừa mới làm xong việc nặng”.
Sau khi con khỉ lấy súng và chạy thoát, ông đã bắt gặp chúng đang ngồi vắt vẻo chờ chết trên mỏm đá. Ông đã rất vui mừng và muốn bắt chúng quay trở lại. Nhưng cuối cùng, cảnh đập vào mắt ông chính là bả vai nát nhừ của con khỉ cùng với đôi mắt ươn ướt ngước mìn. Tất cả đã khiến cho ông cảm thấy mềm lòng và đi băng bó cho nó.
Vào thời điểm đó, ông Diểu đã nhận rằng hình như không chỉ có con người mà thiên nhiên, muông thú cũng có cái tình cái nghĩa. Điều đó, đã bắt đầu dần lấn án cái lý phiến diện và cứu rỗi cho tâm hồn của ông.

Ông định mang con khỉ kia về và xem chúng như một món lợi phẩm. Nhưng con khỉ cái dám đi theo con khỉ đực đến cùng ngay cả khi con đực đã bị ông Diểu bắt giữ. Chính mối tình giữa các loài động vật đã dần khiến cho ông trở nên trăn trở và lựa chọn phóng sinh con khỉ mình đã chật vật mới bắt được.
Bắt được được khỉ nhưng không nhốt chúng mà còn cứu chúng tới cùng. Bởi lúc này, trong thâm tâm ông đã không còn coi chú khí chỉ là một con vật mà là một sinh linh cần được cứu sống.
Ông Diểu đã rời bỏ được vị thế thượng thẳng của con người. Hành động cứu khỉ không phải chỉ là một phút yếu lòng mà còn là sự đánh dấu sự thay đổi nhận thức của nhân vật trong câu chuyện.

Việc ông cầm súng tự tin để bắn khỉ thể hiện sự đối đầu với thiên nhiên. Nhưng việc tha mạ loài khỉ, nhân vật trong câu chuyện đã cho chúng ta thấy một sự lựa chọn khác trong cách đối xử với thiên nhiên. Sự cứu rỗi đã bắt đầu thể hiện trong góc nhìn và thiên nhiên với miền hoang dã.

Mối tình giữa loài vật ấy đã khiến cho nhân vật trở nên trăn trở hơn. Cuối cùng ông đã lựa chọn phóng sinh để kết thúc tất cả.

Phần cuối của tác phẩm ông Diểu, đại diện cho loài người là kẻ thua cuộc. Ông đã thất bại trước thiên nhiên to lớn nhưng ông không trắng tay mà nhận lại được bài học nhân tính.
Từ lúc nhận thức được điều đó, ông đã quay về với dạng bản nguyên thủy và tìm đến thiên nhiên trong đoạn kết truyện như sau: “Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc. Ra khỏi thung lũng, ông Diểu đi xuống cánh đồng. Mưa xuân dịu dàng nhưng rất mau hạt. Ông cứ trần truồng như thế, cô đơn như thế mà đi. Chỉ một lát sau, bóng ông nhòa vào màn mưa.”

Từ xã hội nguyên thủy tiến lên hiện đại, quãng đường ấy luôn tỉ lệ thuận với khoảng cách của con người và thiên nhiên. Cho tới cuối tác phẩm, nhân vật Diểu đã hoàn thành được quá trình của mình. Ông ra đi với quần áo ấm, súng, nai nịt, mũ lông, giày cao cổ.

Ông đã bước vào rừng với tâm thế là kẻ thống trị nắm trong tay mọi thứ trước thiên nhiên. Để rồi, ông ra đi một cách trần truồng đi như một người rừng mà chưa hề biết đến thế giới văn minh của con người.

Khi bóng của ông khuất sau trong làn mưa cũng giống như cảnh ông hòa mình vào thiên nhiên. Ông đã khước từ toàn bộ sự trịnh trượng để trở về với thiên nhiên. Ông đã tìm thấy được vị trí của mình trên trái đất.

Một tác phẩm hoàn hảo giúp cho con người nhận thức được lại vị thế của mình trên bàn cân với thiên nhiên. Chắc hẳn ai khi đọc và nghiền ngẫm cũng sẽ thức tỉnh về giá trị chân chính của bản thân. Tất cả mọi người hãy luôn nâng niu, bảo vệ và che chở cho thiên nhiên.