Tạm gác lại những mệt mỏi và bộn bề của cuộc sống, hãy cùng tôi lật mở từng trang trong cuốn sách cổ “Đạo lý làm người” của tác giả Lan Phương để có những giây phút tĩnh lặng, đọc – hiểu về những đạo lý để trở thành một người có giá trị, hướng đến vẻ đẹp của chân thiện mỹ.
Đạo lý làm người – Điều sống còn để làm người
Bạn hãy tưởng tượng mình đang trên con thuyền lênh đênh giữa biển, để vào bờ an toàn chúng ta cần có la bàn xác định phương hướng nếu không chúng ta rơi vào trạng thái “trôi đi tự do”, không có phương hướng, việc tìm vào bờ vô cùng khó khăn thậm chí là không thể vào được bờ. Đạo lý làm người có vai trò và giá trị như chiếc la bàn khi chúng ta trên biển vậy.
Đạo lý làm người hiểu đơn giản nhất là tập hợp những quy tắc ứng xử và những giá trị về mặt ý thức, đạo đức có vai trò định hướng hành động của con người theo một cách có tổ chức, có tính nhất quán và phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức chung. Khi hiểu về đạo lý làm người, bạn sẽ có một khung nhìn rõ ràng về những gì là đúng và sai từ đó có hành vi, lời nói, hành động phù hợp trong những tình huống cụ thể.
Trong hành trình sống của mình, chúng ta phải học rất nhiều điều, cũng được dậy rất nhiều điều về đạo lý làm người thế nhưng không phải ai, không phải tất cả mọi thời điểm ta đều có thể suy nghĩ, hành động theo những đạo lý đó. Với mong muốn, mọi người có thể hướng tới một cuộc sống ý nghĩa và tốt đẹp hơn, tác giả Lan Phương đã gợi mở, chỉ dẫn về cách làm người “có đạo lý” như thế nào thông qua nhiều câu chuyện thực tế, vô cùng gần gũi và thiết thực.
Theo tác giả, đời người ai cũng trải qua 2 điều là làm việc và làm người. Làm việc thì mỗi người một thế mạnh, một công việc nhưng làm người thì chúng ta cần tuân theo các đạo lý làm người cốt yếu nhất.
Đạo lý làm người giúp chúng ta nhận ra điều gì là đúng, là sai, nên hay không nên làm gì trong những tình huống nhất định
Những bài học nhẹ nhàng mà thấm thía về “đạo lý làm người”
Không “đao to búa lớn”, chẳng cầu kỳ hoa mỹ, tác giả Lan Phương chọn cách viết dung dị mà thấm thía cho tác phẩm của mình. Khi đọc “Đạo lý làm người” bạn đọc dễ dàng nhận ra các giá trị của đạo lý thông qua những câu chuyện được tác giả kể ra. Mỗi câu chuyện là một ví dụ sống động cho những đạo lý cốt yếu nhất mà mỗi người nên có, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.
Làm người phải biết đạo lý làm người – không ai trong chúng ta có thể phủ nhận điều này. Lan Phương một lần nữa đưa người đọc đi sâu vào những đạo lý cốt yếu như sự trung thực, sự tôn trọng, trách nhiệm và công bằng. Những phân tích, lập luận chặt chẽ của tác giả được đúc kết sau mỗi câu chuyện (ví dụ cụ thể) như khắc vào trong tâm trí của người đọc những bài học vô cùng sâu sắc.
Mỗi câu chuyện đều ẩn chứa bài học làm người sâu sắc
Tác giả Lan Phương sẽ chỉ ra cho bạn đọc tất cả những “đạo lý” cần có để trở thành một người thành công, hạnh phúc, sống có ý nghĩa và trách nhiệm. Không dừng lại ở lý thuyết suông mà đó còn là những bài học chúng ta có thể áp dụng ngay vào cuộc sống của mình. Hãy cùng lật giở từng trang sách, đọc một cách chậm rãi để cảm nhận được những điều mà tác giả gửi gắm tới bạn đọc qua những câu chữ của mình.
Những phẩm chất cần có ở một người sống có “đạo lý làm người”
Khi đọc “Đạo lý làm người”, tôi bị ấn tượng với cách mà tác giả gọi tên những “mẫu người” như người chân thành và cao thượng; người có trách nhiệm và hòa đồng; Người có kỷ luật và tính tự giác; Người biết yêu thương… Chẳng phải chính là những đức tính mà chúng ta luôn hướng tới, những điều làm nên một người thành công và hạnh phúc hay sao?
Không diễn đạt dài dòng, lan man, tác giả Lan Phương dùng những câu văn ngắn gọn, chắc chắn. Điều này giúp độc giả dễ dàng tiếp nhận các thông tin, ghi nhớ để nghiền ngẫm. Những lời văn dung dị, mộc mạc giống như một lời thủ thỉ của một ai đó bên tai sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú và bị cuốn hút biết nhường nào.
Hãy là một người sống có “đạo lý”
Tôi cần phải nói với bạn điều này: “Đạo lý làm người” là điều cốt yếu để giúp chúng ta trưởng thành hơn, là một người sống theo những giá trị đạo đức có tính phổ quát và chỉ khi bạn phù hợp với môi trường đó, bạn hòa mình vào văn hóa chung, bạn tuân thủ những tiêu chuẩn, chuẩn mực về đạo đức… bạn mới có thể sống và phát triển.
Cuốn sách giúp ta biết cách sống có chuẩn mực hơn
Nhắc đến đạo lý làm người, nhiều bạn đọc nhầm tưởng rằng sống có “đạo lý” khiến chúng ta trở nên “lý thuyết”, “nhàm chán”… thực tế không phải như vậy. Sống có đạo lý giúp chúng ta tìm ra được mục đích sống của chính mình và hướng tới vẻ đẹp của chân – thiện – mỹ.
“Đạo lý làm người” – Cuốn sách giúp chúng ta một lần nữa nhìn lại về những tiêu chuẩn, giá trị về cách làm người từ đó tìm ra lẽ sống của mình. Hãy đọc và đúc rút những bài học làm người tốt nhất cho bản thân mình bạn nhé!
Leave a Reply