Số phận con người (Sô- Lô – Khốp) được xem như một cuốn nhật ký ghi lại những khoảnh khắc trong cuộc đời của tác giả từ khi còn trẻ cho đến già trong thế giới chiến tranh. Khi mở từng trang sách ra mỗi sự hiện hiện ra trước mắt, có khổ đau, có mất mát, hạnh phúc.
Chiến tranh – Nỗi sợ ám ảnh đeo bám dai dẳng
Chiến tranh chỉ là một thuật ngữ được sử dụng để diễn tả bằng sinh mệnh con người đã chết. Những mất, mát những cơn ám ảnh đeo bám dai dẳng mãi không nguôi.
Chiến tranh chính là 2 từ gắn chặt với Xô -cô-lốp. Số phận con người đã tập trung vào việc khai thác chủ đề chiến tranh tại Nga và trong đó có sự hiện diện của nhân vật này.
Cuộc đời của anh đã trải qua rất nhiều đau khổ, đặc biệt là phải tham gia vào cuộc nội chiến nước Nga và giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai.
Khi cuộc nội chiến kết thúc, anh đã không còn cha mẹ, người thân. Họ đã ghi tên mình trong sổ tử, liệu còn có nỗi đau nào hơn không. Chỉ còn một mình trong cuộc đời này nhưng Xô -cô-lốp vẫn kiên cường đứng dậy và tự gây dựng cho mình một gia đình mới.
Thế nhưng, hạnh phúc không nằm trong tầm tay quá lâu thì chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Lần này, anh đã định sẵn là một cuộc chiến lớn và có thể gây nên những vết thương còn lớn hơn so với trước đó.
Bản thân anh không đã phải dấn thân vào chiến trường, để lại gia đình bé nhỏ. Sau khi chiến đấu được khoảng 1 năm anh bị thương ở chân và tay. Tiếp đó, anh bị đày đọa trong các trại giam phát xít Đức. Khoảng thời gian này anh đã nếm đủ đắng cay không còn lời nào có thể diễn tả được.
Khi thoát được ra ngoài, một tin dữ lại đến với anh, vợ và con gái bị chết trong 1 lần dội bom của phát xít Đức. Ngôi nhà êm ấm, hạnh phúc của anh giờ đây chỉ còn là một hố bom vô cùng lạnh lẽo, không còn giọng nói, tiếng cười của những người thân yêu.
Vì độc lập của dân tộc, Xô -cô-lốp chính là nhân vật đại diện cho thế hệ phải hứng chịu hậu quả lớn nhất do chiến tranh thế giới thứ 2 gây nên. Theo tác giả, chưa cướp hết thì chưa phải chiến tranh.
Khi chiến tranh đã kết thúc, tưởng chừng cũng sẽ mang theo những nỗi đau đó đi thật xa. Nhưng không, tai ương lại tiếp tục giáng xuống Xô -cô-lốp thêm một lần nữa. Những bóng ma ký ức chiến tranh vẫn luôn đeo bám dai dẳng khiến cho anh cảm thấy mệt mỏi, chán chường.
Đôi mắt của nhân vật giống như bị phủ một lớp tro khiến cho người đối diện cảm nhận được một nỗi buồn to lớn. Khi màn đêm xuống, anh lại mơ thấy người thân của mình quay trở về. Những giấc mơ, suy nghĩ đó liên tục xuất hiện khiến anh khóc đẫm ướt hết gối.
Tác giả đã dựng lên chân dung một con người Nga rất bình thường, một con người xô viết chân chính. Nhưng số phận ấy lại tiêu biểu cho bao con người ưu tú tạo nên trang sử thời đại hào hùng. Nhưng đi cùng với đó là những nỗi đau không ai có thể thấu được.
Chiến tranh quá khốc liệt với người dân xô viết
Cuộc sống hiện thực của chiến tranh thế giới thứ hai hiện lên một cách trần trụi như vốn có. Không khoa chương, hào nhoáng, không bi kịch hóa. Số phận của nhân vật có sức nặng của nỗi đau dân tộc Ngan qua những thời kỳ khốc liệt nhất.
Tác giả đã không né tránh sự thật, giọng kể lạnh lùng thản nhiên và hằn nguyên nỗi đau trong đó. Trong ký ức của người cựu binh lính xô viết những ám ảnh còn hằn sâu. Đây chính là tấm gương phản chiếu một mảng hiện thực rộng lớn và xuyên suốt chặng đường của con người Nga.
Nạn đói cuộc sống cùng cực là những gì người dân Nga đã phải trải qua khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Tuy nhiên, cho dù vậy cũng không quật ngã được ý chí của người dân xô viết.
Xô -cô-lốp từng trải qua một cuộc đời đi làm thuê. Từng chứng kiến cả gia đình gục chết trong cái đói. Nhưng chính sự tàn khốc đó đã giải thích vì sao anh lại trở thành chiến sĩ hồng quân. Vì sao anh lại có một hạnh phúc từ trong đau thương.
Sự khốc liệt của chiến tranh đã bao trùm lên mọi số phận con người ở thời kỳ này. Tác giả thể hiện rõ nhất điều này với sự hiện diện của nhân vật bé va-ni-a. Đây là một đứa trẻ thơ ngây nhưng bàn tay đã bị vùi lấp bởi chiến tranh. Cuộc chiến tàn nhẫn không phân biệt người già, trẻ nhỏ, đàn ông, phụ nữ.
Bé đã mất đi hai người quan trọng nhất trong cuộc đời mình buộc phải đi lang thang xin ăn. Một đứa trẻ thơ ngây đáng lẽ phải được sống trong một gia đình hạnh phúc, được cắp sách đến trường, được bình yên. Nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả, chúng đã bào mòn sự ngây thơ, ép buộc em phải trưởng thành sớm.
Sau chiến tranh ta nhận thấy tâm trạng con người càng nặng nề và bi thảm hơn. Họ nhận ra sự hy sinh là vô ích nếu như sống tê liệt sau bao mất mát. Xô -cô-lốp đã làm việc giống như những người khác sau khi từ chiến trận trở về. Tuy nhiên, nỗi đau thật sự đã hiện hữu và anh phải quên đi chúng bằng cách tìm đến men rượu.
Áp lực chiến tranh quá nặng nề khiến cho con người bị gục gã. Nhiều số phận bi thương cũng đã được tác giả thể hiện rõ nét trong tác phẩm Số phận con người.
Ngỡ rằng hạnh phúc thực sự sẽ trở lại sau khi chiến tranh kết thúc bằng những tiếng cười, tiếng ríu rít như chim của bé Vania. Nhưng những ký ức hiện lên vẫn đầy ám ảnh.
Yêu thương để chữa lành vết thương do chiến tranh
Dùng tình yêu thương, sự bao bọc để làm lành vết thương do chiến tranh.
Áp lực đời thường, hậu quả chiến tranh đã làm gục ngã không ít người. Nhưng Xô -cô-lốp và Vania vẫn tiếp tục cố gắng vượt qua. Chú bé có đôi mắt đen láy, cuộc sống vất vưởng chính là một hình tượng nghệ thuật có thể làm mềm những trái tim sắt đá.
Chú bé chính là hiện thân cho tương lai của nước Nga, là nét đẹp ngây thơ và thánh thiện cần phải được bao bọc, chở che. Vì vậy, hai người đã có một cuộc gặp gỡ định mệnh.
Cuộc gặp gỡ giữa Xô -cô-lốp và Vania đã khiến cho cuộc đời sau đổi hướng. Cho dù họ phải chứng kiến và gánh chịu những nỗi đau khổ tột cùng do chiến tranh gây nên nhưng vẫn không bỏ mặc số phận. Họ kiên cường, nỗ lực không để dòng đời xô đẩy, chống lại số phận.
Hai con người bị tổn thương cứ như vậy dựa dẫm vào nhau để sống tiếp, họ vẫn hy vọng vào tương lai. Họ đã chọn cách rời bỏ nơi này để cùng nhau du hành khắp nơi với mong muốn một ngày nào đó sẽ thoát khỏi hố đau thương.
Tác giả cũng hiểu ra rằng chỉ có tình yêu, sự đùm bọc mới làm lành vết thương trong trái tim và giải khuây nỗi đau khổ của mình. Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật là điều tất yếu.
Bạn đọc chắc hẳn sẽ cảm động với chi tiết “Ta là bố của con” khi Xô -cô-lốp thì thầm nói với bé Vania. Lúc nhận bố con cũng là thời điểm người đọc chứng kiến sự trở lại của những con người có trái tim tưởng như đã khô héo bởi đau khổ. Nước mắt hạnh phúc, xót xa cứ đan quyện vào nhau và thấm vào lòng tất cả mọi người.
Số phận con người là câu chuyện chân thực về một con người bình thường. Cuộc sống bao nhiêu sóng gió, đã tôi luyện nên một nhân vật đầy kiên cường và có tình yêu thương bao la.
Gương mặt người đàn ông đã sắt lại bởi khổ đau, còn gì bằng nỗi đau mất cha mẹ, mất vợ con. Nhưng trái tim ấy vẫn đập những nhịp đập yêu thương nồng nàn với con người.
Nhà văn cũng đã lên tiếng thay cho nhân vật ở phần cuối tác phẩm bằng tất cả niềm xúc động sâu xa và lòng cảm phục vô hạn. Bức thông điệp của tác giả cũng giúp chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về vẻ đẹp tâm hồn Nga, sức mạnh của con người vượt lên bao bi kịch, bất hạnh. Đó cũng giống như một lời khẳng định tác giả có niềm tin tuyệt đối vào con người nhân dân tương lai của đất nước.
Thông qua tác phẩm Số phận con người tác giả còn muốn nhắn nhủ bạn đừng bao giờ nghĩ mình không vướng vào chiến tranh, bom đạn, khói lửa. Đọc những dòng chữ trong tác phẩm ta sẽ ý thức được việc chiến tranh xảy ra hay kết thúc cũng mang tai ương, bất hạnh ập đến số phận bao nhiêu người. Cách tốt nhất hãy xóa bỏ chiến tranh, bóp chết mọi nguy cơ bùng nổ ngay từ khi còn trong trứng nước.
Số phận con người cũng cho ta thấy, không nên cam chịu số phận. Hãy biết cách thay đổi giống như Xô -cô-lốp đã làm và bé Vania đã sống. Dũng cảm lựa chọn và tiến lên phía trước bản thân ta mới có được hạnh phúc thực sự.
Leave a Reply