Hiểu và tư duy đúng về tiền bạc là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta có cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. Cuốn sách Tâm lý học về tiền của Morgan Hoasel đã cho chúng ta thấy được rất nhiều bài học ý nghĩa, đơn giản về cách quản lý tiền và hiểu được giá trị tiền bạc.
Liệu có nên đánh giá người khác qua việc tiêu tiền?
Cuốn sách Tâm lý học về tiền được viết bởi tác giả Morgan Housel. Ông là một chuyên viên tài chính, đối tác của quỹ The Collaborative nên có rất nhiều kiến thức về lĩnh vực này.
Ngay trong phần đầu tác phẩm, ông đã chỉ ra con người thường có thói quen mua sắm điên cuồng. Nhiều người khi nhận thấy hay đưa ra phán xét họ vung tay quá trán. Thực chất, hành vi của mỗi người đều chịu ảnh hưởng lớn bởi môi trường, tính cách và những điều họ đã trải qua.
Tiền bạc có ở khắp mọi người và chúng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Mỗi người sẽ nghĩ về tiền theo một cách khác nhau. Tiền mang lại những bài học, được áp dụng trong cuộc sống như sự hạnh phúc, rủi ro…
Có rất ít chủ đề nào đó cung cấp một lăng kính giải thích vì sao mọi người hành xử theo cách của mình hơn là về tiền bạc. Mỗi người đều xuất thân từ một vị trí khác nhau, được gia đình nuôi dưỡng, coi trọng những hệ giá trị khác.
Chúng ta không có quyền lấy cách chi tiêu tiền bạc của bản thân mình để làm chuẩn và yêu cầu người khác phải hành xử theo phong cách của mình.
Mỗi người sẽ sống trong một thời kỳ nên có những suy nghĩ khác nhau. Người sống trong thời kỳ lạm phát sẽ có cách chi tiêu khác so với người sống trong thời kỳ bình ổn giá. Mỗi người mỗi khác, vì vậy xin đừng lấy cách tiêu tiền để làm thước đo đánh giá con người.
Bạn nên cân nhắc việc tiêu tiền dựa trên khả năng tài chính của bản thân. Không nên nghe theo bất cứ một lời khuyên nào khi chưa cân nhắc đến yếu tố khác biệt. Hoặc đừng sao chép y nguyên các hoạt động đầu tư của người khác mà bỏ qua những điểm khác biệt của cá nhân.
Tâm lý và tiền bạc có mối quan hệ khăng khít
Tâm lý và tiền là hai thứ đã đi cùng với nhau trong suốt một chặng đường dài từ cổ chí kim cho đến ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được tiền và tâm lý có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Thông qua cuốn sách Tâm lý học về tiền, tác giả đã giúp cho mọi người phần nào hiểu rõ hơn về vấn đề này. Gần đây, sự phát triển về tâm lý học ngày càng lan rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực như tâm lý học tội phạm, tâm lý học quản lý… Còn tiền là vật chất trao đổi trong xã hội này, chúng đóng vai trò đại diện cho các loại tài sản và được thể hiện dưới nhiều hình thức. Xét về mặt pháp lý, tiền thể hiện tín dụng của nhà nước, nghĩa là lòng tin của dân với chính phủ.
Với khái niệm nêu trên thật khó có thể hiểu được vì sao tiền và tâm lý lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chúng không giống như những vấn đề mà mọi người thường đánh giá vì đây không phải cuốn cẩm nang vạn năng với những điều hướng dẫn cụ thể cách làm giàu và kiếm tiền.
Tâm lý về tiền được ví như một chiếc la bàn nhưng là trong vấn đề tâm lý về tiền. Những quan điểm trong sách đó chính là sự định hướng vô cùng tuyệt vời cho bạn trong việc kiểm soát đồng tiền.
Tiền bạc, tài chính là yếu tố để duy trì cuộc sống. Sự thật cho dù bạn yêu tiền hay không bạn cũng không thể phủ nhận rằng bạn cần tiền. Do đó, tiền bạc chi phối hành động của chúng ta theo những cách trực tiếp và gián tiếp.
Mọi người đều nỗ lực kiếm tiền, sử dụng tiền, thậm chí là rửa tiền… Cuốn sách này sử dụng nhiều câu chuyện khác nhau để cho chúng ta thấy rằng tiền bạc có mối liên quan đến tâm lý.
Một thiên tài nếu như không kiểm soát được cảm xúc của anh ta sẽ dẫn tới một thảm họa tài chính. Điều ngược lại cũng đúng, những người bình thường có khả năng trở nên giàu có nếu như nắm trong tay những kỹ năng hành xử không liên quan tới thước đo tài chính.
Sự thành công trong việc quản lý tiền bạc không phải là một lĩnh vực khoa học. Đây là một kỹ năng mềm, nơi mà điều bạn hành xử quan trọng hơn những điều bạn biết.
Giữ tiền quan trọng hơn việc kiếm được bao nhiêu tiền
Có không ít người, thu nhập cao nhưng lại chi vào những hoạt động vô bổ không ý nghĩa. Biết đủ chính là một tư duy sống, một kỹ năng tài chính mà bạn cần rèn luyện cho chính mình.
Nhiều người có mức thu nhập thấp hơn so với mức chi tiêu của bản thân và gia đình. Họ tiêu tiền nhiều hơn so với phần kiếm được.
Trong cuốn sách Tâm lý học đã chỉ ra, mục đích cuối cùng của việc kiếm tiền đó chính là để bản thân đạt được tự do trong việc chi tiêu tài chính. Bản thân mình nên biết đủ để không bị lệ thuộc vào đồng tiền.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá nhất thiết phải chi tiêu một cách dè xẻn và đẩy đọa bản thân sống thiếu thốn. Hãy xác định nhu cầu thực sự của mình cho việc chi tiêu vào những điều xứng đáng.
Tác giả cho rằng, nếu như bạn muốn tự do về khả năng tài chính cần phải kiểm soát được cái tôi. Bạn nên bớt quan tâm đến những điều người khác đang nghĩ về mình. Nên hạn chế mua sắm để trưng diện cho cái tôi như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy thanh thản đầu óc cũng như kiếm được tiền một cách thông thái.
Việc quản lý tiền bạc khi kiếm được không chỉ phụ thuộc vào kiến thức tài chính mà còn là trò chơi tâm lý. Nên học cách tiết kiệm giống như một bàn năng như vậy sẽ giúp cho bản thân trở nên hạnh phúc hơn.
Tâm lý học về tiền giúp độc giả nhận ra nhiều tiền thường không liên quan tới việc bản thân thông minh mà chủ yếu là do cách bạn hành xử. Nhưng cách hành xử này rất khó để uốn nắn và khó khăn ngay cả đối với những người thực sự thông minh.
Chúng ta không thể đánh giá mọi thành công hay thất bại của bản thân chính xác do đâu. Bởi ngoài yếu tố may mắn, rủi ro ta còn gặp phải rất nhiều thông tin khác như sự kiện xảy ra, lượng thông tin tiếp nhận… Vì vậy, bạn không nên vội vàng đánh giá mọi thứ mà nên chú ý thêm đến bối cảnh xung quanh.
Đầu tư tiền để nhận lãi kép
Theo tác giả: “Lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới”. Do đó, nên đầu tư sớm, trái ngọt mà bạn nhận được cũng sẽ trở nên tuyệt vời hơn.
Bạn hãy bắt đầu bằng những nền tảng khiêm tốn nhưng cần được tích lũy trong thời gian dài nhưng cũng chắc chắn giúp bạn tạo nên những điều phi thường.
Trong cuốn sách đã chỉ ra một số dẫn chứng cho thấy những người kiếm được nhiều tiền hơn nhờ việc đầu tư. Do đó, thay vì để tiền nằm yên nhàn rỗi một chỗ thì hãy biến nó thành công cụ và mang thêm những đồng tiền khác cho mình.
Tuy nhiên, bạn nên đầu tư và có hiểu biết về lĩnh vực mình đầu tư như vậy sẽ giúp bạn vượt qua được tác động của lạm phát. Nhờ đó, bạn sẽ có được một khoản back up cho phần đời về sau của mình.
Khi dùng tiền bạc để đầu tư bạn cần có sự kiên trì, bởi đây là cả một quá trình dài. Bạn cần có sự bình tĩnh mới đi đến được thành công.
Tác giả cuốn sách Tâm lý học về tiền cũng đã chỉ ra minh chứng Warren Buffett bắt đầu tham gia đầu tư từ 10 tuổi. Tuy nhiên, phần lớn tài sản của ông chỉ đến vào những năm khi ông đã bước sáng tuổi trung niên.
Tạm kết
Khi nhắc đến tiền bạc, người ta thường nghĩ ngay tới những công thức tài chính khô khan, bảng tính cần phải cân đối đến mức đau đầu. Việc quản lý tiền không chỉ là câu chuyện về tài chính mà chúng còn có mối liên hệ chặt chẽ với tư duy và tiền.
Khi đọc đến trang cuối của cuốn Tâm lý học về tiền tác giả đã chỉ ra nhiều cách, nhiều góc nhìn để ta có thể điều chỉnh và kiếm tiền hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn nên biết cách chi tiết hợp lý để có thêm một khoản chi phí để đầu tư.
Thông qua cuốn sách này, tác giả còn giúp độc giả nhận thấy tiền chỉ là công cụ, không phải là mục tiêu để chúng ta có cuộc sống hạnh phúc. Bạn sẽ học được những bài học đắt giá thông qua câu chuyện của tác giả để có biện pháp xử lý thông minh trước sức mạnh của đồng tiền.
Leave a Reply