Categories

Thiếu nữ đánh cờ vây: Sự táo bạo và trí tưởng tượng đưa ra đến chiến thắng

thiếu nữ đánh cờ vây

Thiếu nữ đánh cờ vây sử dụng hình ảnh ẩn dụ xuyên suốt tác phẩm để giúp người đọc suy ngẫm hiểu hơn về số phận đặc biệt của hai người chơi cờ vô danh. Tác phẩm được Sơn Táp xuất bản trong và ngoài nước Pháp, được dịch ra hơn 10 thứ tiếng và giành được rất nhiều giải thưởng khác nhau.

Sơn Táp tên thật là Diêm Ni sinh năm 1972 trong một gia đình trí thức tại Bắc Kinh – Trung Quốc. Năm 1990 cô sang Pháp du học và định cư lại bên đó. Tác phẩm Thiếu nữ đánh cờ vây lấy bối cảnh vào những năm 30 của thế kỷ XX. Lúc này quân Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc. Tại đây, cô gái người Trung Hoa và một sĩ quan Nhật Bản tình cờ gặp nhau tại quảng trường Thiên Phong. Họ đã mải mê mắc vào những ván cờ vây kì ảo và dần dần rơi vào ván cờ lớn lao của chính cuộc đời mình.

Chuyện lạ – Nhân vật chính không có tên

Bạn đã bao giờ đọc một câu chuyện nào đó nhân vật phụ có tên trừ nhân vật chính chưa. Đây là điều đã xảy ra đối với tác phẩm Thiếu nữ đánh cờ vây.
Anh là một gián điệp Nhật Bản có tính cách lạnh lùng, tàn nhẫn nhưng lại si tình. Thế giới của anh là bảo vệ lý tưởng phục vụ đất nước, vì danh dự Thiên Hoàng, là ngục tù, là doanh trại, là thuốc súng và những cuộc chơi đùa bên gái điếm…

Còn cô là một thiếu nữ Trung Quốc, có tình cách trong sáng, ngây thơ, thuần khiết, thông minh và không tàn nhẫn. Thế giới của cô chính là một gia đình quý tộc đã sa sút, là đoàn thể thanh nhiên chống quân Nhật, là một xã hội lai căng nửa mùa…

Cô vừa lẩn tránh thế giới vừa hòa hợp theo chúng một cách khác người – qua những ván cờ tại quảng trường Thiên Phong. Cô không biết đối thủ của mình là ai. Nhưng đã bắt đầu có một mối liên hệ đặc biệt với họ và bắt đầu hiểu họ thông qua những chiến lược bày ra trên bàn cờ này.

Giữa cơn hỗn độn từ mối tình đầu, áp lực nhiều khủng hoảng khác của tuổi thiếu niên. Cô đã gặp một đối thủ kỳ lạ tại quảng trường. Người chơi có một cái gì đó kỳ lạ và giấu kín. Bởi anh ta là một người lính Nhật được cử đi thám thính, cố hòa vào đám đông nhờ vào những trò chơi tại nơi này.

Khi cả hai người cùng nhau chơi cờ, mỗi người đều nảy sinh ra những mối liên hệ cá nhân trong tâm trí. Vai trò trong xã hội khiến cho họ không thể có hành động nào khác ngoài những ván cờ vây. Cùng lúc đó, cả hai đang chìm trong thế giới của mình và cờ vây đã trở thành sự cứu rỗi, giải tỏa của họ. Một ván cờ vây, cũng có thể đánh mất mình trong chốn mê cùng tình cảm này. Mỗi ván cờ bày ra chính là một giấc mơ kỳ diệu. Khi ván cờ khép lại cả 2 người đều phải trở về thế giới hiện thực đầy phũ phàng.

Cho đến cuối cùng cả 2 người còn chưa kịp nói ra tên mình. Mỗi nhân vật phụ có tên, nhưng hai nhân vật chính lại không được gọi. Họ có thể là bất cứ ai cũng có thể không là ai cả. Giữa cuộc sống súng đạn, chiến tranh, đứng bên 2 bờ chiến tuyến danh tính dường như không còn quan trọng với mọi người nữa.

Tình yêu nảy nở với những ván cờ vây

Nhiều độc giả sau khi đọc Thiếu nữ đánh cờ vây cho rằng họ không cảm nhận được tình yêu đôi lứa mà hai nhân vật chính dành cho nhau. Bởi trong suốt câu chuyện, cuộc đời của họ chỉ giao nhau thông qua các ván cờ. Chỉ có một lần duy nhất anh trông cô ngủ và một lần hội ngộ ở phần cuối chuyện.
Tuy nhiên, điểm tạo nên sự khác biệt đó chính là ở ván cờ vây này. Trên một bàn cờ vậy các quân cờ chiến đấu trên 361 ô vuông với 19 vạch dọc và ngang. Hai đối thủ chia sẻ mảnh đất trống với nhau và đến cuối trận xem ai là người chiếm được nhiều đất hơn.

Thông qua ván cờ tướng này thể hiện cho 2 vương quốc với các chiến binh mặc áo giáp trụ, đối đầu lẫn nhau. Tuy nhiên, khi cô và anh chơi cờ cả 2 người đều không hỏi tên nhau. Mỗi người ngồi ở chỗ anh họ đều giống nhau chỉ có nước đi cờ là khác nhau. Nhưng đối với cô anh lại hoàn toàn khác, nước đi của anh khiến cô lấy làm lạ. Đến nỗi cô đã quyết định tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa của anh.

Cô ghi lại thế cờ sau một lần thi đấu khi ngồi trên xe về nhà, cô đọc đi đọc lại các nước đi. Điều này không phải để thắng anh mà cô muốn khám phá tâm hồn anh. Cô đã thăm nó, chạm vào những góc cạnh mà ngay cả chính bản thân anh cũng không ngờ tới.
Còn đối với anh, cô chơi cờ mãi không thấy quay lại, chỉ còn lại chiếc áo dài xanh có nét u buồn nhưng vẫn toát lên được sức sống mãnh liệt. Anh tự đặt ra câu hỏi liệu đó có phải là hình ảnh của đất nước Trung Hoa hay không?

Chơi cờ vây chỉ là cái cớ để anh được gặp lại cô, qua những bước đi tâm hồn của họ đã chạm và thấu hiểu lẫn nhau. Rất hiếm hoi những chi tiết nhỏ bé về sự gần gũi của 2 người đã trở nên đắt giá hơn. Đó là khi anh vuốt ve cơ thể cô bằng chiếc quạt trong ngày hè nóng oi ả. Đó là khi cô nhắm mắt gối trên đùi của anh ngủ say. Lần duy nhất hai người được ở bên nhau thật gần, anh vừa hạnh phúc vừa đau đớn vì muốn được ôm cô vào lòng. Khoảnh khắc thiêng liêng này ẩn chứa một tình cảm khát khao đến cháy bỏng. Không chỉ vậy, chúng còn rất thuần khiết và trân quý.

Tình yêu và nỗi đau thời chiến

Một câu chuyện tình yêu bất khả với những hậu quả lớn. Cô gái và người lính chỉ là những quân cờ trên bàn cờ của Nhật Bản và Trung Quốc. Giao tiếp giữa 2 người không chỉ ảnh hưởng đến họ mà còn ảnh hưởng tới nước cờ lớn hơn của cuộc chiến.

Sự đối nghịch giữa vai trò cá nhân và cộng đồng gây phiền nhiễu tới cả 2 người. Đặc biệt là khi họ đã có trong trong lòng, người mà họ yêu thương nhất.
Cô gái bị trói buộc trong thời nửa phong kiến nửa thuộc địa. Tuổi trẻ của cô chơi vơi trong xã hội lai căng này và sự thức tỉnh của tình dục. Hai chàng thanh niên đi qua cuộc đời cô là niềm tin để bám víu để trưởng thành và có cái cớ để nổi loạn. Để đến khi bị phản bội, niềm tin trong cô đã sụp đổ hoàn toàn.

Người lính Nhật ưỡn ngực đi đến một dân tộc xa lạ với niềm tin khai sáng và ban ơn. Để rồi anh phải sống trong bất lực và hoài nghi. Hiện thực tàn khốc với tội lỗi đầy rẫy, niềm tin của anh ngày càng méo mó, héo mòn đi. Anh cảm thấy mệt mỏi với cuộc chiến vô nghĩa này. Anh nhận ra đất nước mình đã xâm lược một dân tộc tốt đẹp và đáng kính. Anh biết bản thân mình yêu điều đó, yêu cô gái Trung hoa.

Thật đáng tiếc mối tình mãnh liệt đó mãi không được thốt thành lời. Cho dù họ bất chấp hoàn cảnh, vượt lên chủng tộc, giai cấp và chính trị thì chiến tranh sẽ mãi không buông tha cho họ. Để bảo vệ cho thiếu nữ không bị lính Nhật làm nhục, anh đã quyết định bắn chết nàng và sau đó tự sát.

Tâm hồn của họ chỉ có thể giao thoa với nhau qua từng nước cờ. Họ là những con người cô đơn trong thế giới riêng của mình. Nội tâm của họ đã bị bóc tách từng lớp mặt nạ.
Hai con người đứng hai bên bờ chiến tuyết đại diện cho Nhật Bản và Trung Quốc. Ở đây tình yêu đã trở thành sự hóa giải hận thù. Với cách để cho 2 nhân vật thay phiên nhau kể chuyện, tác giả cho thấy nỗi đau hai chiều. Nỗi đau của kẻ bị xâm lược và nỗi đau của người đi xâm lược.

Tạm kết

Để có được những trang viết tự tin như vậy, nhà văn Sơn Táp đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về cờ vây. Thậm chí, cô còn đi hỏi ý kiến của các chuyên gia tại Viện cờ vây Trung Quốc. Trong tác phẩm này, cờ vây chính là mật mã tượng trưng cho văn hóa và hòa bình.

Tác giả đã biến đạo lý của cờ vây trở thành một cuộc thực nghiệm văn thể tiểu thuyết. Do đó, khi ta đọc nghiền ngẫm từ tự sẽ thấy vô cùng thú vị.
Nhân vật trong tiểu thuyết giống như những quân cờ vừa đối lập vừa nương tựa vào nhau. Chúng ta chỉ thấy được sự di động, linh hoạt trên bàn cờ.

Khi chiến tranh tiếp tục xảy ra, sự căng thẳng gia tăng người chơi bị đẩy vào thế cùng, khi mà hy sinh đã trở thành điều tất yếu. Cô và người lính Nhật đã bị cuốn vào một cái kết ám ảnh, rùng rợn. Dù vậy, đó là vẫn được xem như một cái kết hạnh phúc cho những chủ đề được nhắc tới trong truyện.

Thiếu nữ đánh cờ vây đặt ra cho chúng ta rất nhiều vấn đề để suy nghĩ. Sự thức tỉnh về mặt tình dục của thiếu nữ, sự khốc liệt của chiến tranh, sự hy sinh bí tráng của những người kháng chiến… Đó chính là thành công mà tác giả Sơn Táp đã đạt được trong tác phẩm này.