Thư gửi bố là bức thư của nhà văn Franz Kafka đã viết gửi cho người cha của mình với những nỗi đau giằng xé trong nội tâm. Tuy nhiên, nỗi lòng vết thương của ông chưa một lần được người cha biết đến. Mối quan hệ cũng vì vậy càng ngày càng xa khách.
Kafla – Cuộc sống quá nhiều đau thương
Franz Kafka là một nhà văn khá đặc biệt, khi ông ra đi đã để lại toàn bộ tác phẩm của mình cho người bạn thân là Max Brod và mong muốn đốt hết bản thảo. Tuy nhiên, người bạn này đã không làm đúng như di nguyện, bởi ông quá ngưỡng mộ tài này của nhà văn.
Thư gửi bố là tâm thư mà Franz Kafka viết khi cha ông không đồng ý cho ông kết hôn cùng với Julie Wohryzek. Mối quan hệ của 2 cha con ngày càng xấu và xa cách nhau hơn.
Cha của ông luôn áp đặt mọi tư tưởng cổ hủ lên người con trai của mình. Cũng vì vậy, đó ông đã trải qua những ngày tháng ám ảnh và chấn thương tâm lý trong thời niên thiếu của mình.
Hôn thê Julie cũng chỉ là điểm nút trong mối quan hệ cha con gần như đã sứt mẻ từ lâu. Có lẽ bắt đầu của một cơn bão không phải là lúc trời giông bão mà bắt nguồn từ những làn sóng rất dữ dội vô hại ngoài biển khơi kia.
Thư gửi bố vốn được Franz Kafka viết vì việc người cha cản trở việc hôn nhân của ông. Nhưng đó chỉ là lý do khiến cho ông hạ quyết tâm viết thư. Nội dung còn lại của là thư chủ yếu xoay quanh những mâu thuẫn của 2 cha con. Trong tác phẩm này, ông đã bộc bạch thể hiện những đau đớn, tổn thương mà bản thân đã phải chịu đựng trong suốt thời gian vừa qua.
Thư gửi bố được xem như một tác phẩm văn chương. Bởi đây là một cốt truyện có thật và dài 103 trang viết tay đầy bi đát. Khi đọc bạn sẽ cảm nhận được sự giằng xé của nỗi đau, sự quằn quại trong uất hận, vì phải sống, phải trưởng thành trong sự giáo dục đầy sợ hãi của người cha.
Nỗi đau, sợ hãi vẫn luôn đeo bám trong tâm trí của Franz Kafka
Thư gửi bố là những dòng cảm xúc đầy uất nghẹn của Franz Kafka khi hồi tưởng lại thời niên thiếu của mình. Cha của ông vốn là một người lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng đã tạo dựng được thành công. Không chỉ vậy, ông cũng là một người có suy nghĩ thích áp đặt lên người khác. Do đó, lúc nào ông cũng giáo dục con trai của mình theo một phương pháp sai lầm bằng sự la mắng và đòn roi.
Sau một thời gian phải trải qua những nỗi đau, sự sợ hãi đó đã khiến cho Franz Kafka hiểu rằng bản thân ông lúc trưởng thành đã trở thành một người lập di, hoảng sợ, u uất. Ông cảm thấy cô đơn giữa đám đông, ông đã trưởng thành bằng một cách đau đớn, không ai có thể thấu hiểu được.
Ông phải luôn cố gắng hết sức mình để có thể làm vừa lòng người cha. Cố gắng học tập trở thành một con người có thành tựu, chứ không phải là kẻ vô dụng và được công nhận. Nếu như ông sống như một con người bình thường thì đã mắc phải tội lỗi to lớn. Nếu không sống xuất sắc hơn mọi người thì bị xem như một kẻ vô dụng.
Do từ nhở phải chịu sự giáo dục văn bản khiến cho Franz Kafka luôn cảm thấy sợ hãi. Khi một đứa trẻ được nuôi dưỡng không có tình yêu, tình thương cũng giống như một cái cây sống nhưng không có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
Trong bức thư, Franz Kafka có viết: “Ở nhà, nơi con sống, con bị tước giá trị, bị kết tội, bì đè nén bẹp dí, còn ở những con chạy đến tuy con đã nỗ lực hết mình nhưng đó chẳng phải công việc, đó là cái không thể chấp nhận, không thể đạt được với sức lực của con”.
Cho dù Franz Kafka là một học sinh xuất sắc trong lớp nhưng trong mắt của người cha như vậy vẫn là chưa đủ. Cho dù ông làm đúng hay sai ông phải lắng nghe tiếng la mắng của người cha. Thực sự đây là một cách giáo dục sai lầm không chỉ ám ảnh tuổi thơ mà còn kéo dài đến tận khi trưởng thành.
Một trong những điều luôn trở thành nỗi ám ảnh đối với Franz Kafka đó chính là tiếng chửi của người cha. Ông sợ đến mức độ nội tâm trở nên nhạy cảm. Khi người cha la mắng nhân viên ông cảm thấy giống như chiếc búa tạ đang giáng vào đầu của mình. Ông đau đớn không có cách nào chịu đựng được.
Chính vì điều này đã khiến cho ông không thể làm việc tại cửa hàng một ngày nào. Ông sợ tiếng la mắng nhân viên giống như tiếng chửi của cha mình ngày trước. Ông thậm chí còn phải xin nghỉ việc tại công ty bảo hiểm vì ở đây ông chủ cũng thường xuyên la mắng nhân viên như cách mà cha đã đối xử với mình. Trong thư ông viết: “Lý do xin nghỉ việc là vì con không thể chịu được những tiếng chửi, dù nó không phải trực tiếp dành cho con. Con đã quá nhạy cảm, nhạy cảm đến mức đau đớn với những tiếng chửi từ lúc ở nhà rồi”.
Người cha giáo dục con bằng những lời la mắng thậm tệ, vùi dập lòng tự trọng của người khác. Đôi khi còn là những lời nói mỉa mai vào tự tôn, danh dự khiến cho người chết cũng không thể quên được.
Sợ hãi, đau đớn, khiến ông nghi ngờ bản thân mình chưa đủ tốt. Bản thân tầm thường, nên càng ngày càng thu mình lại giống như một kẻ cô độc không ai bên cạnh. Một đứa trẻ nếu như được giáo dục bằng sự sợ hãi từ bé thì khi trưởng thành sẽ như thế nào? Có sẽ chăm chỉ, khuôn mẫu, thành đạt nhưng chúng luôn cô độc và hoảng sợ khi bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Một đứa trẻ lúc nhỏ càng ngoan ngoãn, cái gì cũng không được phép làm lớn lên sẽ cam chịu, có đau thương nhưng không giãi bày chỉ biết giấu trong lòng.
Vết thương nội tâm còn mãi trong lòng tác giả
Với 103 trang Thư gửi bố là tự truyện về cuộc đời của ông. Ông đã học tập trở thành tiến sĩ ngành luật nhưng vẫn thôi không ngừng bị người cha chỉ trích. Bởi người cha cho rằng đây là nghề không có tương lai.
Khi Franz Kafka muốn kết hôn với Julie cha lại phải đối vì cho rằng nhà gái có xuất thân tầm thường Sự chỉ trích và quy chụp của người cha từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành vẫn đi theo và ám ảnh ông đến hiện tại.
Không chỉ vậy, cha của Franz Kafka còn khinh bỉ, dè bỉu những người xung quanh ông. Ba lần dự định kết hôn nhưng chưa bao giờ trở thành hiện thực. Xuất thân không xứng đáng không phải là lý do để từ bỏ một mối tình. Những người con gái mà ông yêu chưa bao giờ làm ông hối hận, chỉ có ông là không đủ năng lực để chăm sóc họ cả đời.
Có lẽ hết đời người cha vẫn luôn xem thường những quyết định của Franz Kafka. Người cha cho rằng văn chương, viết lách là thứ vô bổ chẳng giúp ích được gì cả. Những lời miệt thị, những lời nói cay đắng thực sự đã khiến ông tin rằng mình là một kẻ tầm thường trong cuộc sống này mà thôi.
Franz Kafka đã dần dần mất đi lòng tin ở chính mình. Ông thậm chí không đủ can đảm diễn thuyết trước đám đông vì một nỗi sợ hãi nào đó. Ông viết tiểu thuyết nhưng không công bố và còn nhờ người bạn thân của mình đốt hết đi vì sự chế giễu khả năng văn chương của cha mình.
Trong Thư gửi bố ông viết: “Con trở nên mất tự tin vào việc mình làm. Con trở nên nao núng, hoang mang. Cứ như vậy, con càng lớn bố càng còn có nhiều chất liệu để chứng minh sự vô dụng của con. Xung đột, mâu thuẫn cha con chính là nét đặc trưng xuyên suốt trong bức thư này.
Thư gửi bố chưa một lần gửi đi
Bức thư là những dòng bộc bạch cay đắng về cuộc đời bi đát nhất của ông. Lá thư được viết tay bằng những lời từ tâm mà ông mong muốn người cha hiểu cho mình. Nhưng trớ trêu thay, khi ông viết xong lại không có ý định gửi đi.
Ông đã phó thác toàn bộ tác phẩm cho người bạn thân của mình đốt đi khi ông lìa xa cõi đời này. Hiếm có một người cha nào lại trở thành nhân vật xuyên suốt trong tác phẩm giống như vậy.
Hình tượng mẫu cha con này đã trở nên gay gắt và trở thành mấu chốt khiến cho sự nghiệp viết lách của ông trở nên day dứt. Có lẽ điều đau khổ nhất khi tác giả viết bức thư này đó chính là nỗi lòng nặng trĩu nhưng không ai hiểu được.
Franz Kafka viết ra để cho nhẹ lòng hơn nhưng ông lại không cảm đảm gửi thư đi. Ông sợ phá vỡ mối quan hệ hiện tại nếu như nói hết lòng mình ra. Nhưng điều đó càng khiến ông cảm thấy khó chịu hơn, quá trình đau đớn, ám ảnh kéo dài mãi mãi.
Cho đến ngày ông từ giã cõi đời này thì người ta mới biết được hóa ra ông đã phải chịu cách giáo dục khắc nghiệt của người cha. Một đứa trẻ phải trải qua bao nhiêu đau đớn, ám ảnh mới có thể tồn tại trên đời này.
Thư gửi bố của Franz Kafka chính là nỗi lòng sâu thẳm trong tâm can của mình. Nhưng đến cuối cùng, người cha ấy mãi mãi không hiểu được ông. Vết thương tâm lý kéo dài liệu về sau sẽ như thế nào?
Leave a Reply