Tôi đi tìm tôi kể lại hành trình ngược thời gian để tìm lại chính bản thân mình của tác giả Nguyễn Phi Vân. Những câu chuyện trong tác phẩm đã mở ra thêm nhiều cách nhìn khác nhau cho độc giả để có được đôi chân vững chãi trước đường đời gập ghềnh, bất định.
Quá khứ như sân ga của mỗi đời người
Trong tác phẩm, Nguyễn Phi Vân cho thấy mạch ký ức quá khứ giống như một công tắc tắt mở. Việc lựa chọn như thế nào đó là quyết định từ bạn và nên nhớ chứ đừng quên.
Quá khứ luôn đồng hành cùng với hiện tại, chúng có sự kết dính chặt chẽ với nhau để tạo nên bạn ngày hôm nay. Theo tác giả, quá khứ chính là những con người từ bốn phương trời mà mình mới được gặp, bị gặp hay tình cờ gặp.
Những người ta gặp trong cuộc đời này họ mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc khác nhau. Những câu chuyện mà Nguyễn Phi Vân kể về bạn bè khắp bốn phương, những kỷ niệm thời thơ ấu hay người mẹ tần tảo…Đó chính là tất cả những gì khắc sâu trong lòng tác giả, để mỗi khi nhớ về quá khứ là một lần thấu hiểu thêm cuộc đời.
Chúng ta sẽ dừng lại ở những sân ga đìu hiu hoặc hoành tráng, cùng được nghe những câu chuyện ly kỳ và đầy tao ngộ. Từ đó chúng ta mới nhận ra những nụ cười, giọt nước mắt thật đau lòng, chan chứa cảm xúc.
Hai mươi trang sách Tôi đi tìm tôi đã tượng trưng cho hai mươi ga tàu ngược thời gian để quay lại quá khứ. Những sân ga, những câu chuyện thành công hay thất bại, chuyện con người, ngã rẽ cuộc đời đều được thể hiện rõ nét trong tác phẩm này.
Mỗi một trang sách chính là cảm xúc thể hiện sự tuần hoàn của nỗi buồn, niềm vui mà tác giả đã từng trải qua.
Tôi đi tìm tôi câu chuyện về đời người chân thật
Tôi đi tìm tôi đã khắc họa nhân vật Chris một người đàn ông thành đạt, bản thân có tất cả nhưng một mình ôm lấy nối đã về căn bệnh trầm cảm. Bởi ông đã bị xâm hại tình dục từ lúc 10 tuổi.
Tính cách ông điềm đạm, vững trãi, đã giữ chức Tổng giám đốc của một tập đoàn lớn và có một gia đình hạnh phúc.
Nếu như người ngoài khi nhìn vào sẽ lầm tưởng ông có tất cả. Nhưng không, trong sâu thế giới nội tâm ông lại cất giấu một quá khứ đau thương. Những lỗi lầm ông đã trải qua để bây giờ khiến ông cảm thấy mệt mỏi, sợ hãi, đắn đo không biết có nên tự vấn hay không.
Chris chính là nạn nhân của một vụ xâm hại tình dục trẻ em. Chính ông thầy hiệu trưởng nơi ông theo học đã khiến cuộc đời ông rơi vào đau khổ.
Ngoài nhân vật Chris, Nguyễn Phi Vân còn đưa ra các câu chuyện của rất nhiều nhân vật khác nhau. Đây đều là những câu chuyện thật, thể hiện sự bất công của xã hội.
Đó là chàng trai Suhaime ra đi mãi mãi ở tuổi 27 vì khối u trong não. Trong chương 27 chúng ta có thể bắt gặp anh với một nguồn năng lượng dồi dào. Anh chính là đại diện cho con người tham công tiếc việc, cuộc sống của anh luôn bận rộn, không phân biệt sáng tối, mưa hay nắng. Chỉ có làm và làm mới giúp anh cảm thấy bản thân mình có ý nghĩa với cuộc sống và xã hội.
Tác giả đã dành những lời có cánh cho nhân vật này. Anh giống như một ngôi sao bất khả chiến bại, anh luôn rực rỡ không bao giờ bị lu mờ bởi những ngôi sao khác. Nhưng cuộc sống không ai biết được chữ ngờ, bỗng dưng một ngày anh đã buông xuôi tất cả để trở về với cát bụi. Sự ra đi của Suhaime đã để lại trong lòng tác giả một nút lặng, một bài học trân quý, để nhìn, biết yêu thương từng tiếng cười và nét khóc.
Hay nhân vật Marilyn một thiên thần dễ thương và ngây ngô bỗng trở thành bóng đêm bởi thứ chiến tranh văn hóa chốn chính trường. Mỗi ngày với cô giống như một cuộc chiến đấu vậy. Marilyn chỉ thực sự chấm dứt cuộc sống này khi cô có quyết định nghỉ việc.
Những câu chuyện mà tác giả thể hiện trong tác phẩm Tôi đi tìm tôi đều ngắn gọn, xúc tích. Tuy nhiên, tất cả đều được chắt lọc bởi những câu chữ trải dời. Cách cô tiếp nhận vấn đề và luồn ghép mẫu chuyện rất tự nhiên, không hề kiên cưỡng.
Mỗi nhân vật tác giả đều mong muốn gửi tới cho độc giả những thông điệp khác nhau. Nếu như cảm thấy bản thân mình vô dụng hay tầm thường đừng vội nản trí. Bởi cứ là mình hãy bỏ tâm thế vào mọi việc và trân trọng thời gian của người khác, rồi khắc thời gian sẽ cho mình những câu trả lời.
Hành trình tìm lại chính bản thân mình từ quá khứ
Với 20 chương sách đều chứa đựng những trải nghiệm, những bài học, câu chuyện kỹ năng sống quý giá. Tất cả đã được tác giả đúc kết trong những tình huống, sự kiện trong cuộc sống này.
Từng trang sách là những cảm xúc tuần hoàn, của nỗi buồn, niềm vui mà tác giả đã trải qua. Đó là câu chuyện của những người bạn bè khắp bốn phương, về những ký ức ngọt ngào, kỷ niệm thời thơ ấu không thể nào quên được.
Mỗi nhân vật trong từng chương không phải là hình tượng hư cấu. Họ không chỉ có chỗ đứng trên trang sách mà còn là người thật việc thật.
Chris, Suhaime, marilyn là những người bạn, những câu chuyện về gia đình. Họ đã trải qua nhiều hành trình, nhiều biến cố khác nhau để tác giả thể hiện một bức tranh trực diện về quá khứ.
Hành trình tìm lại bản thân qua quá khứ của mỗi người là khác nhau. Chris chỉ thực sự thoát được căn bệnh trầm cảm sau khi tìm được một bàn tay chìa ra giúp đỡ và xoa dịu mọi vết thương ám ảnh trong quá khứ.
Marilyn chỉ thực sự bừng tình với một câu nói : Marilyn You’ve Changed”. Cô đã tìm lại được chính mình từ những người đồng nghiệp, bạn bè, đối tác và người quen hay những người tình cờ gặp trên hành trình sống.
Tôi đi tìm tôi tất cả các nhân vật đã và đang trở thành từng con rối được điều khiển bởi cỗ máy của số phận. Từng câu chuyện tác giả kể ra không phải để bạn cảm nhận những hồi ức sướt mưới mà bạn tự cảm nhận về mục tiêu của cuộc đời mình.
Mỗi con người trong cuốn sách này đều có nguy cơ có những suy nghĩ sai lệch giống như đi lạc vào mê cung trên con đường tìm lại chính mình. Đôi khi chính bản thân ta còn không biết mình nghĩ gì, cần gì bởi lẽ những điều đó thường bị đóng kín trong những chiếc hộp bí mật. Hoặc chúng được ngụy trang một cách khéo léo để người khác không nhận ra.
Bao quát cả cuốn sách là một tinh thần sống tử tế và lạc quan, mộc mạc, chân thành. Sau khi đọc, chắn hẳn bạn sẽ cảm nhận được sự thôi thúc bản thân để bước ra thế giới, kết nối với nhiều người hơn.
Tạm kết
Cuốn sách Tôi đi tìm tôi rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Những người đã gặp, đã lướt qua và người trực tiếp trải qua, những điều được nghe kể lại. Tất cả chính là trải nghiệm, là bài học cho hành trình trưởng thành.
Tôi đi tìm tôi chính là chuyến tàu tìm về quá khứ và là tấm gương sáng đẻ phản chiếu hình ảnh của bản thân mỗi người. Thông qua đó, người đọc có thể xem xét và nhận thấy những sự khác biệt giữa quá khứ, tương lai để tìm lại bản thân.
Nếu một ngày nào đó, bản thân bạn cảm thấy mông lung, chưa định hình được hay lo lắng về tương lai hãy đọc ngay cuốn Tôi đi tìm tôi. Khi nghiền ngẫm đến trang cuối cũng là lúc bạn nhận ra được hành trình tìm lại bản thân mình.
Chúng ta phải tìm lại chính bản thân để sống thật. Tuy nhiên, đây không phải là hành trình đơn giản. Bạn cần phải có sự kiên trì, đòi hỏi sự cần mẫn và thành thực với chính bản thân của mình.
Leave a Reply