Categories

Vượt bẫy cảm xúc: Thả lỏng, bình tĩnh và sống có ý thức hơn

Review sách Vượt bẫy cảm xúc: Thả lỏng, bình tĩnh và sống có ý thức hơn

reviews vượt bẫy cảm xúc

Cảm xúc là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Đôi khi bản thân bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực khiến chúng ta hành động vội vàng để rồi gây ra những điều đáng tiếc. “Khi chúng ta cố gắng “thoát khỏi móc câu” bằng cách giết chết cảm xúc của mình, nạn nhân thật sự chính là hạnh phúc và sức khỏe của chúng ta”. Là một trong những câu nói trong cuốn sách Vượt bẫy cảm xúc đã giúp nhiều người sống thật với nỗi đau và được cứu rỗi.

Những nghiên cứu trong cuốn sách Vượt bẫy cảm xúc của nữ tiến sĩ tâm lý Susan David đã gãi đúng chỗ ngứa của rất nhiều người hiện nay. Từ xưa đến nay, mọi người thường luôn cố tỏ ra bản thân tích cực mặc dù có rất nhiều nỗi buồn, trong lòng cảm thấy bất an.
Thông qua cuốn sách bạn sẽ có được thêm nhiều kỹ năng để tháo gỡ những vướng mắc. Để từ đó đón nhận những sự thay đổi mới và ứng phó linh hoạt với những cảm xúc của chính mình.

Né tránh cảm xúc tiêu cực không phải là giải pháp bạn nên chọn

Hầu hết chúng ta đều có những phản ứng cảm xúc mang tính bản năng. Bản thân sẽ tuân thủ theo những quy tắc bất thành văn, thậm chí mang tính trói buộc không mang lại lợi ích gì.
Tác giả cuốn sách Vượt bẫy cảm xúc đã ví von “cảm xúc giống như một món đồ chơi đã được lên dây cót sẵn. Chúng chỉ biết đâm đầu vào tường mà không bao giờ nhận thấy có một cánh cửa đang mở rộng để chào đón mình ngay bên cạnh”.
Để tỏ ra tích cực mà phải phớt lờ đi những cảm xúc thật của mình thì đây không phải là giải pháp hoàn hảo. Cảm xúc tiêu cực là điều mà không ai mong muốn mình gặp phải trong cuộc sống này. Tuy nhiên, tiêu cực lại là điều hoàn toàn bình thường, đó là một sự thật cơ bản.
Sẽ có lúc chúng ta cảm thấy tiêu cực bởi đây là một phần trong bản chất con người. Nếu bạn muốn sống tích cực nhưng phải tạo ra quá nhiều áp lực cũng chỉ là một biện pháp bóng bẩy để đối phó với cảm xúc bình thường.

Khi chúng ta đối mặt với những cảm xúc tiêu cực bằng việc phớt lờ hoặc cố tỏ ra tích cực sẽ không có tác dụng. Nhiều người thường an ủi nhau rằng “cười lên mọi chuyện sẽ qua, sẽ trở nên tốt đẹp hơn”. Thực tế không phải như vậy, đôi khi hành động đó còn làm tăng sự kỳ vọng và không thể tạo ra nụ cười giả tạo này.
Tác giả Susan đã đặt tên cho những người có suy nghĩ trên là “Người Đóng Chai Cảm Xúc” Họ sẽ gạt bỏ mọi cảm xúc sang một bên và cố gắng tiếp tục công việc dang dở của mình. Họ cố gắng xua tan đi cảm xúc không thoải mái hoặc nghĩ rằng mình sẽ bị xa lánh khi tỏ ra yếu ớt hoặc khóa chịu.
Tuy nhiên, những người “Người Đóng Chai Cảm Xúc” lại cho rằng mình có thể kiểm soát được cảm xúc. Khi cảm xúc bị đè nén quá lâu rất khó tránh khỏi việc bộc lộ đột phát bằng những cách không mong muốn.

Hãy đối mặt với cảm xúc một cách chân thành.
Hãy đối mặt với cảm xúc một cách chân thành.

Linh hoạt cảm xúc – Biến cảm xúc tiêu cực thành năng lượng tích cực

Đã bao giờ bạn thử nghĩ, thay vì để cảm xúc khó chịu chi phối, tại sao chúng ta không sẵn sàng đón nhận một cách cởi mở. Khi bạn linh hoạt trong cảm xúc sẽ giống như một ngọn hải đăng chỉ đường, dẫn lối mang đến cho ta thấy được những giá trị cốt lõi trong cuộc sống.

Tác giả Susan đã cho ta thấy được những lợi ích mà cảm xúc tiêu cực mang lại. Khi bạn đón nhận chúng sẽ thấy mình trở nên chu đáo, lịch sự và có thêm tính kiên trì trong đó.
Bạn hãy đón nhận những cảm xúc đó một cách chân thành nhất. Chúng được xem như “sứ giả” đến giúp ta thể hiện bản thân mình và nhận thức được những điều cần phải có và trải qua trong cuộc sống.
“Linh hoạt cảm xúc không phải là việc bạn phớt lờ đi cảm xúc tiêu cục hoặc kiểm soát suy nghĩ, buộc mình suy nghĩ tích cực hơn”. Trong hơn 20 năm nghiên cứu của mình, tác giả đã nhận thấy những người có kiên cường, thông minh hay sáng tạo đến đâu khi phớt lờ cảm xúc khiến họ khó phát huy được hết những tiềm năng của mình.
Khi “Linh hoạt trong cảm xúc chúng ta không phải bấu víu vào những suy nghĩ hay cảm xúc khó chịu. Đồng thời, bản thân sẽ có đủ can đảm và sự cảm thông để đối mặt với chúng. Đó chính là cách giúp mình vượt qua được những mục tiêu lớn trong cuộc sống”. Đây chính là giá trị cốt lõi mà tác giả muốn gửi gắm đến các độc giả của mình thông qua tác phẩm.

Hãy dũng cảm bước đi trong nỗi sợ hãi

Tác phẩm Vượt bẫy cảm xúc đã lồng ghép rất nhiều câu chuyện thực tế khác nhau mà tác giả Susan đã chứng kiến. Do đó, nội dung trong cuốn sách hướng tới đó là giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về cảm xúc của bản thân trong bất cứ trường hợp nào.
Bạn hãy dũng cảm bước đi trong nỗi sợ hãi, học cách chấp nhận cảm xúc của mình. Sau đó, tiến xa hơn trong hành trình hoàn thiện bản thân.
Cuốn sách sẽ không biến ai trở nên hoàn hảo hoặc nắm quyền kiểm soát cảm xúc. Thay vào đó, ngôn từ, nội dung của tác phẩm sẽ giúp bạn cảm thấy bình yên và hoàn thành mục tiêu, sống một cuộc sống ý nghĩa.
Trong cuộc sống này, chúng ta sẽ phải trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau. Nếu bạn đang cảm thấy chông chênh chưa biết đối mặt như nào Vượt bẫy cảm xúc sẽ dẫn dắt để bạn tìm thấy những giá trị quan trọng. Hãy đọc cuốn sách này khi bản thân đang mệt mỏi, bế tắc. Những hiểu biết của tác giả Susan sẽ cung cấp công cụ để bạn tiếp tục đón cảm xúc theo những cách lành mạnh.