Anh chị hãy nêu những hiểu biết của mình về hoàn cảnh ra đời của “ Tuyên ngôn độc lập ” của Hồ Chủ Tịch.

Đề: Anh chị hãy nêu những hiểu biết của mình về hoàn cảnh ra đời của “ Tuyên ngôn độc lập ” của Hồ Chủ Tịch.

Bài làm:

Ngày 2/9/1945, Trong nắng Ba Đình lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sau bao nhiêu năm âm hưởng của bản tuyên ngôn vẫn vang vọng khiến lòng người náo nức.

Bất cứ quốc gia, dân tộc  nào trong quá trình hình thành phát triển đều có những văn kiện mang tính chất tuyên ngôn về độ lập chủ quyền của dân tộc đó trong một hoàn cảnh nhất định.

Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch

Tuy nhiên, tầm vóc, sức ảnh hưởng của mỗi bản Tuyên ngôn lại khác nhau và phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là : Truyền thống văn hóa, văn hiến kết tinh trong từng chiến công gây dựng và tài hoa của người khởi thảo. Và bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là một trong những bản Tuyên ngôn như vậy.

Vào tháng 8 /1945 khi đế quốc Nhật đầu hàng Đồng Minh, cả dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đứng lên khởi nghĩa, cướp chính quyền đòi lại độc lập dân tộc. Nhưng ngày sau đó, chính quyền non trẻ đã phải đứng trước những mối đe dọa lớn từ các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Ngày 15/8/ 1945 trong hội nghị Đảng toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định được hai mối nguy cơ lớn đe dọa đến nền độc lập quốc gia. Trên thế giới, nội bộ trong phe đồng minh  đã xuất hiện mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô. Chính việc này đã khiến Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra nhận định rằng “Anh và Mĩ nhân nhượng với Pháp, cho Pháp quay trở lại Đông Dương”. Cùng với đó Pháp chưa thôi ham muốn chiếm lại thuộc địa nên sẽ sử dụng nhiều luận điệu xảo trá để che mắt nhân dân thế giới như : Khai hóa Đông Dương, hay bảo hộ thuộc địa… để lăm le hút máu nước ta một lần nữa.

Trong khi đó, ở miền Bắc lấy danh nghĩa là giải giáp vũ khí quân đội Nhật 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch đã đưa quân vào nước ta. Với mục đích mở đường cho Mỹ quay trở lại Đông Dương.

Đứng trước hoàn cảnh đó, ngày 25/8/1945 Hồ Chí Minh đã cùng với TƯ Đảng, UB dân tộc giải phóng đã quyết định từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội. Lúc này, để củng cố chính quyền non trẻ Người đã quyết định đưa ra đề nghị thành lập chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Ngày 28/8/1945 khi Huế, Sài Gòn, Hà nội lần lượt báo tin giành chiến thắng, cả dân tộc đã được độc lập tự do. Tại căn gác nhỏ ở 2 số 48 phố Hàng Ngang – Hà Nội, thay mặt nhân dân cả nước, chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa viết nên bản “ Tuyên ngôn độc lập”.

Và trong tiết trời mùa thu rực nắng ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình trước sự chứng kiến của hàng vạn nhân dân thủ đô –thay mặt cho đồng bào cả nước, cho chính phủ lâm thời thời nước Việt Nam Dân Chủ Công Hòa, Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”  khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Công Hòa.

Lịch sử dân tộc Việt Nam với truyền thống hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã ghi nhận sự ra đời của một quốc gia mới. “Tuyên ngôn độc lập” xứng đáng là  một ánh “Thiên cổ hùng văn,”  được tạo nên từ những tinh hoa truyền thống của dân tộc, là cột mốc đánh dấu kỷ nguyên mở của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng làm phong phú thêm về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của các dân tộc trên thế giới.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Nêu bối cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập

Hoàn cảnh ra đời bản Tuyên ngôn độc lập

Ý nghĩa lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập

Hoàn cảnh ra đời của “ Tuyên ngôn độc lập ” của Hồ Chủ Tịch

Hoan canh ra doi cua ban Tuyen ngon doc lap cua Ho Chu Tich