Anh chị hãy phân tích những biểu hiện của cảm hứng yêu nước trong văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945

Đề bài: Qua những bài thơ đã học và đọc thêm, anh chị hãy phân tích những biểu hiện của cảm hứng yêu nước trong văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945

Có thể nói văn học Việt Nam sau cách mang tháng Tám năm 1945 chuyển sang một bước ngoặt mới. Tất cả những tác phẩm trong thời kì này đều mang đậm cảm hứng yêu nước, các nhà văn, nhà thơ đều nhất tâm hướng về Đảng, làm theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh coi văn nghệ như một vũ khí chiến đấu đắc lực để chiến thắng quân giặc. Cảm hứng yêu nước được thể hiện rõ qua những tác phẩm trong thời kì này.

Trước hết cảm hứng yêu nước được thể hiện qua đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Từ thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết cho đến thơ ca đều nói về chiến tranh, về tình người Việt Nam, về lòng yêu nước và căm thù giặc của nhân dân ta. Nếu Tây Tiến nhớ về đồng đội của mình để rồi khắc họa lên bức chân dung người lính Tây Tiến ốm nhưng không hề yếu, Tố Hữu viết Việt Bắc để đánh dấu sự kiện thắng lợi năm 1954 Điện Biên Phủ thì Nguyễn Đình Thi viết bài thơ Đất Nước để khẳng định chủ quyền dân tộc. Đâu đó trong những câu chuyện về cách mạng, hiện thực xã hội được phơi bày. Người đọc không thể nào kìm nỗi nước mắt khi mẹ con bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt ăn món chè khoán đặc biệt nhân dịp có con dâu mới. Cô con dâu ấy chẳng phải mất một đồng xu nào để lấy về, cô không được đón rước, không được của hồi môn mà cô được nhặt về, lượm về như nhặt như lượm cọng rơm cọng rác ngoài đường vậy. Và chính vì thế, người nông dân nghĩ đến cách mạng, con đường giải thoát khỏi cảnh sống khốn cùng này chính là Đảng, chính là đi theo cách mạng, đứng lên đấu tranh đòi lại quyền tự do, bình đẳng. Hay cô Mị trong Vợ chồng A phủ, vốn xinh đẹp nết na là thế nhưng xã hội cường quyền đã khiến cho trở thành một người mất hết ý niệm về thời gian. Sau lần vùng dậy chạy theo A Phủ, Mị cũng làm cách mạng để vừa chống lại hủ tục vừa chống bọn xâm lăng nước mình, Đến nhà văn tầm cỡ như Nam Cao, trước cách mạng tháng Tám thường viết về hiện thực đời sống nông dân và người trí thức thì sau cách mạng tháng Tám ông cũng hướng ngòi bút của mình đến Đảng và cách mạng của toàn dân. Tất thấy những tác phẩm ấy đều hướng đến một tư tưởng làm cách mạng để cứu đất nước, cứu gia đình và cứu chính bản thân mình, lý tưởng vì nước quên mình “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

Cảm hứng yêu nước không chỉ được thể hiện ở nội dung, đề tải chủ đề và tư tưởng của tác phẩm mà cảm hứng yêu nước còn được thể hiện ở nghệ thuật.    Trong thơ ca những hình ảnh về đất nước luôn được xuất hiện. Nguyễn Khoa Điềm đã kì công và xuất thần biết bao nhiêu khi trong một đêm mưa bom bão đạn rơi ầm ầm mà viết được bài thơ Đất Nước. Trong bài thơ ấy, hình ấy cây tre, miếng trầu, người bà, người mẹ, những không gian địa lí in bóng hình và phẩm chất tâm hồn con người con rồng cháu tiên. Mỗi nhà thơ chọn một thể thơ khác nhau nhưng đều làm nổi bật lên cảm xúc và nhấn mạnh vào tình yêu nước của mình. Ta cũng thấy được hình ảnh đất nước đầy căm hờn trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi và rồi cũng đứng dậy rũ bùn sáng lòa. Trong truyện ngắn, những câu chuyện về người nông dân được nhiều nhà văn khai thác. Sự bần cùng, sự khổ cực, “tức nước vỡ bờ” đã khiến cho người nông dân tiến dần đến con đường cách mạng.

Nói tóm lại, cảm hứng yêu nước không chỉ biểu hiện ở nội dung mà còn biểu hiện ở nghệ thuật. Nội dung tác phẩm văn học thời kì này luôn xoay quanh vấn đền chiến tranh, sự tàn ác của chiến tranh đối với con người và tinh thần yêu nước căm thù giặc của nhân dân ta. Nghệ thuật thơ, truyện luôn có những hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam ta, tuy nhỏ bé nhưng rõ ràng chủ quyền và ý chí cao ngất trời, bất khuất kiên trung.