Bàn luận về danh dự và nhân phẩm

Đề bài: Anh chị hãy bàn luận về danh dự và nhân phẩm trong nhân cách của con người.

danh dự nhân phẩm, xúc phạm danh dự nhân phẩm, bôi nhọ danh dự nhân phẩm

Đạo đức là một phạm trù rộng lớn bao gồm cả nhân cách và cách ứng xử của con người trong cuộc sống.  Mỗi chúng ta ngoài việc rèn luyện và trau dồi về tri thức, còn phải luôn luôn rèn luyện về đạo đức và nhân phẩm cho bản thân, chính những điều đó mới góp phần to lớn tạo nên danh dự và làm nên nhân cách của mỗi con người.

Danh dự và nhân phẩm là hai phạm trù độc lập với nhau, nhưng nó cũng có mối liên hệ với nhau, chính sự rèn luyện trau dồi, mới góp phần làm nên những danh dự và nhân cách cho mỗi người. Nhân phẩm đó là những phẩm chất trong con người chúng ta, đó là cách ứng xử, cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh, từ đó mọi người có thể đánh giá một người qua nhân phẩm và danh dự của họ. Danh dự đó là những cách đánh giá khách quan nhất của mỗi người, qua cách chúng ta ứng xử và thể hiện ra bên ngoài.

Danh dự và nhân phẩm là quyền riêng tư của mỗi cá nhân, nó được pháp luật bảo vệ. Đối với mỗi cá nhân danh dự cũng có đóng góp vô cùng quan trọng khi nó thể hiện được những giá trị tinh thần, và đạo đức tốt đẹp của mỗi chúng ta. Danh dự được hình thành dựa trên những mối quan hệ trong xã hội, mỗi người cũng luôn cố gắng để bảo vệ danh dự của mình, bới danh dự chính là giá trị của bản thân, chính vì vậy nhân phẩm là một yếu tố quan trọng trong việc gìn giữ danh dự và giá trị đạo đức của bản thân.

Danh dự không nằm ngoài bản thân của mỗi người, nó nằm trong hành động và đạo đức của mỗi chúng ta, việc gìn giữ danh dự và nhân phẩm là điều vô cùng quan trọng, và có ý nghĩa. Nó góp phần tạo nên phẩm chất của một cá nhân, và nâng cao được vẻ đẹp của con người cũng như giá trị sống của họ. Để gìn giữ và nâng cao được danh dự của mỗi người, chúng ta cần có những căn cước để tôn tạo lại giá trị cho bản thân, bằng việc luôn luôn phải trau dồi và xem xét lại bản thân qua những hành động và lời nói. Luôn luôn phải có tinh thần phê và tự phê để bản thân ngày càng được cải thiện và phát triển hơn.

Trong cuộc sống ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì danh dự và nhân phẩm lại ngày càng bị đe dọa và có phần bị ảnh hưởng, do chúng ta phải gặp rất nhiều việc khó khăn và bao nhiêu những cám dỗ từ cuộc sống này, đó là những thử thách để thử lòng tin của mỗi người có thật sự kiên định và vững vàng trong cuộc sống hay không.

Mỗi người chúng ta cũng cần phải có những xem xét đúng đắn nhất trong mọi hành động của mình, để nhân phẩm và danh dự không bị có những vết nhơ, bản thân luôn mang trong mình những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Danh dự đó là những giá trị làm nên cho bản thân, những màu sắc riêng, nhân phẩm đó là bao gồm những tính cách, phẩm chất và cách ứng xử của mỗi người đối với mọi người xung quanh.

Danh dự là một phẩm chất vô cùng có giá trị, như trong danh ngôn đã từng nói “ mất tiền là mất ít, mất danh dự là mất hết”, chính vì vậy danh dự là những điều mà con người luôn coi trọng. Danh dự là bộ mặt của chính bản thân chúng ta, chính vì vậy mỗi người luôn luôn cố gắng để có thể có được một nhân phẩm trong sáng và thanh thoát nhất.

Danh dự và nhân phẩm là hai chuẩn mực sống mà mỗi người chúng ta luôn hướng đến, có nhiều người họ luôn luôn biết cố gắng và  nỗ lực để bảo vệ được danh dự của mình, bằng cách xây dựng những nhân phẩm cao quý và tốt đẹp nhất. Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, chắc hẳn ai ai cũng luôn luôn biết đến giá trị của nhân phẩm và danh dự đối với bản thân mỗi người.

Bên cạnh những người luôn luôn biết ý nghĩa và tầm quan trọng của danh dự và nhân phẩm, thì lại có những người không coi trọng những phẩm chất này, con người của họ, bị tha hóa, danh dự bị mất đi, điều đó ảnh hưởng đến con mắt của người khác khi nhìn vào chính bản thân của họ khi đứng trong xã hội này.

Mỗi chúng ta phải luôn luôn biết coi trọng và giữ gìn những phẩm chất cao quý và tốt đẹp, điều đó có nghĩa quan trọng trong việc hình thành và giữ gìn nhân cách và giá trị bản thân một cách tốt nhất.

Trên đây là bài văn bàn luận về nhân phẩm và danh dự. Tham khảo thêm những bài văn mẫu hay

có thể bạn chưa biếtCó thể bạn chưa biết:

Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác bị phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính
Theo điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP): Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân

Về chế tài dân sự
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. (Theo Điều 592 Bộ luật dân sự 2015).

Theo Khoản 5 Điều 34 Bộ luật dân sự 2015: Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Về trách nhiệm hình sự
Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015: Những hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác mang tính chất nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác , người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữa đến 03 năm, hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.