Đề bài: Xưa các cụ ta có câu “ lời chào cao hơn mâm cỗ” nhưng ngày nay việc chào hỏi ít được quan tâm. Hãy bàn về việc này.
Bài làm:
Cũng giống như nhiều dân tộc châu Á khác người Việt là người coi trọng lễ nghi. Vì như, khi đi phải hỏi khi về phải chào, ăn trông nồi ngồi trông hướng, trước khi ăn cơm phải mời… và điều cơ bản và quan trong nhất của chính là những lời chào. Vì vậy mà cha ông ta có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ”.Tuy nhiên đứng trước sự đổi thay này của xã hội mà lời chào hỏi ngày càng được ít người quan tâm.
Tại sao cha ông ta lại khẳng định “Lời chào cao hơn mâm cỗ”? đó là vì ông cha muốn nhấn mạnh rằng mâm cỗ ngày xưa đã cao sang quý giá nhưng lời chao cón cao sang và quý giá hơn nhiều. Đó là bởi lời chào hỏi đối với người Việt chính là thể hiện nhân cách con người. Thể hiện sự tôn trọng và thân thiện giữa người với người. Đối với người Việt trong lễ nghi chao thỏi thường là người nhỏ tuổi cất lời chào trước để thể hiện sự tôn trọng. Còn đối với bạn bè người quen lời chào hỏi chính là cách để bắt đầu câu chuyện, để gặp trỡ để làm quen nhau.
Đối với người Việt lời chào phải đầy đủ chủ ngữ vị ngữ mới được coi là một lời chào hỏi thân tình. : “Cháu chào bác ạ!”, “Em chào cô ạ”… Đáp lại, những người trên sẽ mỉm cười và tùy theo mức độ thân quen họ sẽ nói: “Bác chào cháu”, “Cô chào em”, … hoặc “Chào cháu”, “Chào em”,… Thức tế thì không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản người ta đều rất chú trọng lễ nghi chào hỏi. Thậm trí còn đòi hỏi khắt khe hơn cả người Việt. Từ đây chúng ta có thể thấy rằng văn hóa chào hỏi, xã giao là một nét văn hóa cự kỳ quan trọng mà bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm và bảo tồn.
Ấy vậy mà, trong thời đại ngày nay nhiều người trong giới trẻ đã quên mất lễ nghi này. Thanh thiếu niên giờ gặp nhau cứ tỉnh bơ như không. Dù sống cùng một khu phố, một chung cư nhưng gặp nhau một lời chào hỏi xã giao cũng không có. Vậy nguyên nhận là do đâu? Trước tiên chúng ta cần phải trách cách giáo dục của cha mẹ. Lối số đo thi khép kin đa nghi đã khiến cha mẹ các em không muốn các em giao tiếp với người lạ từ đó việc chào hỏi cũng ngày càng ít nói và kín tiếng hơn.
Tuy nhiên, chính việc này đã khiến các em trở nên dần thiếu tôn trọng nhưng người lớn và dần có thái độ hỗn láo khó dạy bảo thâm trí có thể dẫn đến những trường hợp đáng buồn về sau. Thức tế chúng ta không cần phải quá sống khắt khe khép kín để bảo đảm cuộc sống của mình trước sự thay đổi của thời đại. Bố mẹ ông bà chỉ cần dạy các con chú ý đi gặp người lớn tuổi thì chào hỏi nhẹ nhàng lịch sự. Mỗi cha mẹ ông bà cũng cần niềm nở chào hỏi từ đó tạo mối quan hệ gắn kết với nhau để làm gương tốt cho con cháu nói theo. Văn hóa chào hỏi của người Việt không chỉ đơn giản là một nét đẹp văn hóa mà có còn là cách để người Việt thể hiện nhân cách của mình. Nét văn hóa này còn góp phần xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Qua văn hóa chào hỏi chúng ta còn thể hiện cho các bạn bè năm châu biết chúng ta là một công đồng dân cư có văn hóa lịch sự chúng ta hòa nhập nhưng chúng ta luôn biết gìn giữ những nét văn hóa mới đặc sắc của người Việt.
Là thanh niên của thế hệ mới, đứng trước nhiều đổi thay của xã hội nhưng em vẫn hiểu rõ được tầm quan trọng của những lời chào hỏi. Đó là một nét đẹp truyền thống và nhân văn cần được giữ gìn và phát huy bởi thế hệ mai sau. Tuy câu chào chỉ là một chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa lại “cao hơn mâm cỗ” mong rằng mõi gia đình, mỗi bạn học sinh hãy quan tâm hơn nữa đến lễ nghi này để lời chào không bị mai một dần theo năm tháng.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Bàn về câu nói "lời chào cao hơn mâm cỗ”
Ý nghĩa của câu nói "lời chào cao hơn mâm cỗ”
Xưa các cụ ta có câu “ lời chào cao hơn mâm cỗ” nhưng ngày nay việc chào hỏi ít được quan tâm
Ban ve cau noi loi chao cao hon mam co
Leave a Reply