Biện pháp sóng đôi và đòn bẩy trong miêu tả Thúy Vân, Thúy Kiều

Đề bài: Anh chị hãy phân tích biện pháp sóng đôi và đòn bẩy trong miêu tả Thúy Kiều và Thúy Vân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được coi là một trong những tác phẩm suất sắc về mặt nghệ thuật và nội dung. Và một trong những đoạn thơ hay nhất với nhiều biện pháp nghệ thuật chính là 24 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều. Thông qua những câu thơ lục bát Nguyễn Du cũng thể hiện sự nâng niu, trân trận trọng đối với những người phụ nữ thời xưa.

Trước tiên để hiểu hết về nghệ thuật trong 24 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của chị em Vân, Kiều thì có lẽ chúng ta cần nói đến  nghệ thuật họa trong tranh cổ. Đó là nghệ thuật vẽ cái tinh của sự vật ví như vẽ long phụng thì phải vẽ đôi mắt có hồn, vẽ mua thu thì phải có lá vàng… Hiểu rõ nghệ thuật này Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh về hai “ả tố nga” bằng ngôn từ. Để mỗi câu thơ như lắng đọng tô vẽ trong lòng người đọc để khi gấp sách lại chúng ta vẫn còn vương vấn.

Đầu tiên tác giả nêu khái quát về vẻ đẹp của hai chị em Vân Kiều.

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.

Mai cốt cách , tuyết tinh thần,

Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.”

Hai chị em Vân Kiều đã hiện ra không chỉ với vẻ đẹp về ngoại hình mà còn vẻ đẹp về tình thần. Đó là cốt cách như cây “mai” tinh thần trong sáng thuần khiết như tuyết. Hai chị em với vẻ đẹp khác nhau nhưng vẫn “ mười phân vẹn mười”.  Trên cái nền thô sơ ấy, Nguyễn Du đã lần lượt để các nhân vật của mình hiện ra. Đầu tiên là Thúy Vân.

“ Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”

Bằng thủ pháp ước lệ nhân hóa cùng hệ thống ngôn từ chọn lọc Thúy Vân đã hiện lên với những gì đẹp đẽ nhất tinh túy nhất của trời đất: Hoa, trăng, ngọc, mây, tuyết. Cách miêu tả này khiến người đọc say đắm trước vẻ đẹp mà tạo hóa trao cho Thúy Vân: một khuôn mặt đầy đặn, tròn trịa nhưng trăng sáng. Và trên khuôn mặt đó chính là đôi mắt ngài thật đẹp. Không chỉ nói về vẻ đẹp bên ngoài mà tiếng cười nói đoan trang lánh lót của nàng như đang vang đến tai người đọc. Rõ ràng nàng đã mang một vẻ đẹp  phúc hậu đoan trang một vẻ đẹp chinh phục được những người xung quanh và thiên nhiên. Đến mây mềm mại, thướt tha như thế mà cũng phải chấp nhận chịu thua, tuyết trắng muốt phải nhường nước da của nàng.

Chúng ta có cảm tường nhu vẻ đẹp của Thúy Vân đã là nhất. Nhưng dù khẳng định rằng “ mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười ” . Chị xinh mà em cũng xinh! Nhưng thực tế đại thi hào đã sử dụng Thúy Vân như một điểm tựa, bế phóng, đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp ở Thùy Kiều.

“ Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.”

Đọc câu thơ trên ta có thể thấy rằng vẻ đệp của Thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu đoan trang, cái đẹp chinh phục lòng người. Thì ở Kiều lại là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà. Một vẻ đẹp kiêu sa đài các mà người khác chỉ có thể ngắm nhìn từ xa.  Trong bức tranh thứ 2 miêu tả về Kiều tác giả đặc biệt chú ý đến đôi mắt. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nó ẩn dấu những gì tinh túy nhất của con người. Ông đã miêu tả rằng mắt nàng xanh như làn nước hồ mùa thu, đôi long mày mềm mại thanh tú như vẻ đẹp của núi mùa xuân. Chỉ bằng câu thơ này thôi chúng ta đã thấy được một tuyệt sắc giai nhân.

Nhưng cũng chính trong cách miêu tả vẻ đẹp của hai chị em này Nguyễn Du là khéo léo sử dụng thuật nhân tướng học. Để dự đoạn về số phận và tương lại của hai chị em. Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu đoan trang nên số phận nàng sẽ không vất vả long đong. Còn “làn thu thủy” của Kiều đã dự đoán về số phận nghiện ngã mà nàng phải đối diện trong tương lại. Và để làm rõ hơn ý này miêu tả sắc đẹp của Vân thì Nguyễn Du sử dụng các từ “ mây thua” “tuyết nhường” còn ở kiều đó “ hoa ghen” “liễu hờn”. Vậy là Kiều mang một sắc đẹp  khác thường một vẻ đẹp mà thiên nhiên tuyệt sắc phải ghen tỵ thì chắn chắn sẽ không có nhiều điều may mắn.

Trí tuệ, tài năng của Thúy Kiều, cũng được Nguyễn Du đẩy lên tới cực đoan, tuyệt đỉnh:

“ Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”

 Nguyễn Du khi miêu tả kiều đã sử dụng những từ ngữ như:  sắc sảo, mặn mà, phần hơn, ghen, hờn, đòi một, họa hai, vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu bậc, ăn đứt, bạc mệnh, não nhân. Vời nhan sắc và trí tuệ như vậy làm chúng ta nhớ lên cậu ca dao xưa của cha ông.

“Một vừa hai phải ai ơi,

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen.”

Chính Nguyên Du cũng thừa nhận rằng chính tài sắc của nàng sẽ là ngọn doi quất xuống người nàng. Để từ đầy nang chìm đắm trong 15 năm gian khổ.

Miêu tả nhân vật là một trong những biệt tài của Nguyễn Du . Có lẽ ngàn năm sau cũng chưa nói hết cái hay, cái đẹp ngòi bút của đại thi hào. Bằng bút pháp nghệ thuật sóng đôi, đòn bẩy Nguyễn Du đã làm nổi bật lên hai tuyệt sắc giai nhân trong làng thơ cổ. Và đó cũng là những vần thơ thể hiện sự thương cảm của Nguyễn Du đối với những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn ngày xưa nhưng luôn gặp phải những số phận bất hành trở.

Tham khảo thêm:

Em hãy viết đoạn văn về bút pháp tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều.