Đề bài: Bình giảng đoạn thơ: “Doanh trại bừng lên…Viên chăn xây hồn thơ” trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Trong những cuộc chiến ác liệt, ngoài tình đồng đội đồng chí keo sơn gắn bó thì tình quân dân cũng là một loại tình cảm đáng quý, đáng trân trọng giữa người lính và người dân. Nếu nhà thơ Tố Hữu yêu mến nhân dân Việt Bắc bịn rịn quyến luyến không muốn xa thì Quang Dũng yêu mến nhân dân Viên Chăn với những đếm hội đầy màu sắc. Trong bài thơ Tây Tiến đoạn thơ sau thể hiện rõ tình quân dân ấm áp của những người lính tây Tiến và nhân dân Lào:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Sau những giờ hành quân mệt mỏi, vượt qua biết bao nhiêu núi, lội biết bao nhiêu suối, bằng hàng ngàn cánh rừng người lính Tây Tiến trở về bình yên trong doanh trại. Những người con trai Hà Thành được hòa mình vào những đêm hội ấm áp tình quân dân.
Đêm hội ấy ngập tràn ánh sáng của những bó đuốc. Động từ “bừng” như thể hiện sự soi sáng, sự bừng sáng của doanh trại sau những ngày tăm tối:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Những bó đuốc trên tay người lính và nhân dân giống như những bông hoa nở rộ trên mặt đất. Người linh Tây Tiến và nhân dân Lào không những tạo nên một hội đuốc mà còn tạo nên cả một rừng hoa sáng bừng trong đêm tối. Bó đuốc kia người lính cũng đã từng cầm trên đường đi hành quân vậy mà sao cũng chính bó đuốc ấy mà khi cầm trong đêm hội lại lung linh tươi vui đến thế. Người đọc như cảm nhận được sự hoan hỉ vui tươi trong nhịp thơ. Câu thơ ngắt nhịp 2/2/3 thể hiện sự tươi vui trong lòng nhà thơ khi nhớ về những đêm liên hoan văn nghệ bừng sáng ấy.
Đêm liên hoan ấy không chỉ có ánh sáng mà nó còn có sự xuất hiện của những người con gái đẹp. Họ là những thiếu nữ Viên Chăn e ấp ngại ngùng:
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Từ “kìa” như thể hiện được sự ngạc nhiên của những người lính trẻ trước một cô gái đẹp. Đồng thời qua từ “kìa” ta cũng có thể cảm nhận được nhà thơ đang giới thiệu người con gái Viên Chăn đẹp với bạn đọc một cách vui vẻ. Hẳn là cô gái ấy phải đẹp lắm thì mới có thể khiến cho những người lính ngỡ ngàng đến thế. Bộ xiêm áo của nàng lại càng khiến cho vẻ đẹp của nàng tỏa sáng. Trước mắt những người trí thức Hà Nội là hình ảnh của cô gái lộng lẫy với bộ xiêm ý. Câu thơ mà giống như một câu hỏi để lộ sự ngạc nhiên của người lính. Người lính gọi người con gái là “em” nghe sao mà thân thiết, gắn bó đến thế. Từ bao giờ em mặc xiêm áo và từ bao giờ tình quân dân lại khăng khiết gắn bó đến thế.
Thế rồi âm nhạc cất lên, đó là tiếng khèn – một nhạc cụ dân tộc đặc trưng của Lào:
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Tiếng khèn cất lên cũng là lúc nàng e ấp múa những điệu múa truyền thống của dân tộc mình. Người lính Tây Tiến vừa được tiếp xúc với nền văn hóa mới lại vừa có thể chiêm ngưỡng tận mắt những nét đẹp văn hóa và vẻ đẹp của người con gái Lào. Cái “e ấp” sao mà duyên dáng thẹn thùng đến thế để rồi dù đã xa rồi mà trong tâm trí nhà thơ người con gái Lào vẫn hiện lên đẹp diệu kì.
Tình quân dân ấy, đêm liên hoan ấy, người con gái, tiếng khèn kia đã gắn bó với cuộc sống người lính Tây Tiến biết bao nhiêu lâu. Dù bây giờ không còn được như thế nữa nhưng những người lính Tây Tiến trong đó có Quang Dũng luôn luôn nhớ tới họ:
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
Tất cả những hình ảnh, kỉ niệm, con người ấy làm cho hồn thơ trong thi sĩ trào dâng và tâm hồn nhà thơ đang tìm về Viên Chăn. Nơi đó nhà thơ từng cầm đuốc hoa, từng ngắm nhìn ánh sáng của nó lại vừa ngắm nhìn người con gái Viên Chăn e ấp trong bộ xiêm áo truyền thống. Nơi đó Quang Dũng đã từng nghe tiếng khèn, từng ngồi cùng đồng đội, từng được sống trong sự đùm bọc che chở của người dân.
Có thể nói đoạn thơ thể hiện rõ tình quân dân ấm áp của người lính Tây Tiến và nhân dân vùng biên cương. Họ đã từng có những giờ phút thư giãn vui vẻ cùng nhau để rồi sáng mai thức dây người lính lại lên đường hành quân còn người dân tiếp tục sản xuất. Một lực lượng trực tiếp chiến đấu, một lực lượng trở thành hậu phương vững chắc để cùng nhau bảo vệ biên giới.
Leave a Reply