Cách dẫn trực tiếp là gì? Cách dẫn gián tiếp là gì? Cách chuyển

Cách dẫn trực tiếp là gì?
Cách dẫn trực tiếp là gì?

Cách dẫn trực tiếp là gì? lời dẫn gián tiếp là gì? Nội dung lý thuyết kèm theo ví dụ minh họa cụ thể giúp bạn hiểu hơn về dâu hiệu nhận biết cách dẫn gián tiếp và gián tiếp cũng như cách chuyển từ hai cách dẫn qua lại trong bài viết dưới đây!

Tham khảo bài viết khác:

  • Liên kết câu văn và đoạn văn
  • Trạng ngữ là gì?

Cách dẫn trực tiếp là gì?

Cách dẫn trực tiếp là gì?
Cách dẫn trực tiếp là gì?

Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt trong dấu ngoặc kép.

Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật ~~> Được đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Tục ngữ có câu: “Lá lành đùm lá rách”.

Ví dụ: Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (Nguyễn Thành Long)

Cách dẫn gián tiếp là gì ?

– Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích họp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

– Lời dẫn gián tiếp: là cách dẫn lời nói của nhân vật trong đó có sự chỉnh sửa và không yêu cầu giống y nguyên có thể cắt bớt sao cho phù hợp và đặt sau những từ như: là, rằng, hay những từ nối phù hợp với ngữ cảnh

Ví dụ minh họa 1: Thầy giáo dặn chủng tôi về ôn bài, mai có giờ kiểm ưa.

Ví dụ minh họa 2: Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi dắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ.

( Trích Lão Hạc – Nam Cao )

Cách dẫn gián tiếp là gì?
Cách dẫn gián tiếp là gì?

Dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp

Để phân biệt được lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp thì các em cần nắm rõ đặc điểm của từng lời dẫn.

Đặc điểm cách dẫn trực tiếp

– Được đặt trong dấu ngoặc kép, trước dấu hai chấm.

– Sử dụng cách dẫn trực tiếp tạo sự khách quan cho cả người nói (viết) và người đọc (người nghe). Từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan và chính xác về những câu nói hay phát ngôn của người được trích dẫn cách nói trực tiếp.

– Vì cách dẫn trực tiếp sẽ được trích dẫn y nguyên, không có bất kì sự thêm bớt nào khác của người trích dẫn. Sự thu nhận thông tin truyền tải sẽ hoàn toàn được bảo toàn, khách quan, do vậy sẽ giảm được tính chịu trách nhiệm của người trích dẫn bởi đảm bảo được sự bảo toàn, độ chân thực , khách quan với những thông tin được nói đến.

* Ví dụ: Nam nói với em gái rằng: “Anh ghét học lắm, anh không thích đi học”. Khi em gái khoe lại với mẹ bằng cách dẫn trực tiếp thì có thể sẽ nói:

– Mẹ ơi, anh Nam bảo với con rằng “Anh ghét học lắm, anh không thích đi học”. Việc trích dẫn trực tiếp trên đã truyền tải thông tin một cách nguyên xi, không có sự thêm bớt của người em. Việc đón nhận thông tin và giải quyết thông tin là do người mẹ. Người em chỉ có trách nhiệm và nghĩa vụ truyền tải lại còn không phải chịu trách nhiệm trong độ đúng/ sai của thông tin mà mình vừa truyền đạt. Do vậy không phải chịu trách nhiệm về độ đúng sai của tin truyền.

Đặc điểm cách dẫn gián tiếp

– Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép, mà được diễn đạt hòa cùng với lời văn của người dẫn.

– Người nói (người viết) không cần phải trích dẫn thông tin chính xác y nguyên như những gì được nghe, được đọc. Người nói hoặc người viết có thể cắt bỏ và thêm bớt cho thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp (thuận lợi hơn trong diễn đạt:rút gọn để có sự mạch lạc, tránh rườm rà, hợp với văn phòng, cá tính riêng của từng người). Tuy nhiên vẫn đảm bảo và xoay quanh đại ý của những thông tin được nghe.

* Ví dụ có câu: Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

– Chuyển câu gián tiếp sẽ là: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

=> Có sự khác biệt (lược bỏ) so với câu gốc trực tiếp của chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là loại bỏ cụm động từ “chúng ta phải”.

Cách chuyển từ dẫn gián tiếp sang trực tiếp

– Cách chuyển từ dẫn trực tiếp sang gián tiếp: Nhớ bỏ dấu 2 chấm và lượt bỏ tình thái từ, thay đổi từ xưng hô cho phù hợp với đối tượng giao tiếp, có thể thêm “rằng” hoặc “là” trước câu dẫn

– Cách chuyển từ dẫn gián tiếp sang trực tiếp: ngược lại

Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt trước lời dẫn (sau động từ trong câu).