Cảm nghĩ về bài thơ Phò giá về kinh

Đề bài: Anh chị hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ phò giá về kinh của Nguyễn Quang Khải

Trần Quang Khải (1241-1294) con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông và ông được phong chức thượng tướng,có công rất lớn trong cuộc kháng chiến chống mông nguyên xâm lược.Ông là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc có những vần thơ “sâu xa lí thú” không chỉ vậy ông còn là võ tướng kiệt xuất.

Bài thơ phò giá về kinh được ông sáng tác trong hoàn cảnh ông đi đón thái thượng hoàng Trần Thánh Tông về Thăng Long,ngay sau khi chiến thắng Chương Dương,Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.Bài thơ được tác giả viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật có cách gieo vần tương tự thất ngôn tứ tuyệt.

Hai câu thơ:

“Đoạt sáo Chương Dương độ,

Hảm Tử bắt quân thù”

Chương Dương là bến sông nằm ở hữu ngạn sông hồng,thuộc huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây.Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng sáu năm Ất Dậu do chính Trần Quang Khải chỉ huy.Cụm từ “ Hàm Tử” là một địa điểm ở tả ngạn sông hồng thuộc huyện Khoái Châu tỉnh Hưng yên.Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4 năm Ất Dậu do Trần Nhật Duật chỉ huy với sự hỗ trợ của Trần Quang Khải.

Đó là những trận thủy chiến oanh liệt trên chiến tuyến sông hồng.Trận Hàm tử diễn ra vào tháng tư khoảng hai tháng sau Trần Quang Khải đại thắng giặc ngoại xâm quân Nguyên –mông tại Chương Dương,hàng vạn tên lính bị tiêu diệt thì bị bắt làm tù binh.Quân ta vừa đẩy lùi được giặc ngoại xâm vừa chiếm được nhiều thuyền,vũ khí và lương thực của quân giặc.

Cụm từ “Đoạt sáo” và “Cầm hồ” được đặt ở đầu mỗi câu thơ giống như nốt nhấn trong khúc ca đại thắng.Giọng thơ hào hùng oanh liệt thể hiện được khí thế hào hùng của dân tộc ta lúc bấy giờ.Từ vua quan lại trong triều đình đến nhân dân ai cũng hả hê vui mừng vì cuộc đại thắng.

                                             Phò giá về kinh

Với thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt kết hợp với nhịp thơ nhanh,gấp và các động từ biểu thị tác động mạnh mẽ dứt khoát như(đoạt,cướp lấy) thể hiện nhịp thơ sôi động dồn dập của trận chiến khiến cho người đọc có thể hình dung ra được khí thế của trận chiến ấy oanh liệt biết nhường nào.Mùa hè năm Ất Dậu là một mốc son lịch sử trọng đại trong chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta,hiện thực ấy đã truyền cảm hứng vào những vần thơ hào hùng tráng khiến bài thơ trở nên hào hùng mang đậm chất tính hùng ca.

Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật là liệt kê và phép đối để làm nổi bật lên hai sự kiện lịch sử mang tầm vóc chiến lược.Hai chiến thắng Chương Dương độ và Hàm Tử quan đã làm thay đổi cục diện trên chiến trường của dân ta từ chỗ rút lui chiến lược thành quân ta đã tiến lên phản công như vũ bão.Trong trận chiến quân Nguyên do Thoát Hoan cầm đầu sang xâm lược nước ta khi ấy kinh thành Thăng long chìm trong khói lửa ngút trời vận nước ta lúc bấy giờ đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng với tài thao lược và tài cầm quân của những vị anh hùng quân ta đã lấy đoản binh chế trường trận lấy yếu đánh mạnh.Với hai trận chiến Chương Dương và Hàm tử đã giáng xuống đầu bọn giặc phương bắc những bài học nhớ đời về tinh thần chiến đấu của dân tộc ta,kinh thành Thăng long được giải phóng.

Trần quang Khải là nhà thơ đầu tiên đã để lại dấu ấn trong lịch sử cái tên Chương Dương và Hàm Tử đã in sâu vào lịch sử chống giặc ngoại xâm,lịch sử văn chương như một trang chói lọi,để viết được những vần thơ hay như vậy thì ông phải là người trong cuộc đứng ở một góc độ nào đấy hơn cả là ông ó lòng yêu thương quê hương đất nước thì ông mới có thể viết ra được những vần thơ hay như thế.

Hai câu thơ tiếp:

Thái bình tu chí lực,

Vạn cổ thử gian san.

( Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu)

Hai câu thơ trên là lời của vị tướng muốn nói với dân hãy tập trung vào xây dựng phát triển non sông đất nước hòa bình và tin tưởng vào sự bền vững muôn đời của Tổ Quốc.Khi vừa từ chiến trường trở về áo còn vương mùi thuốc súng chưa kịp nghỉ ngơi ông đã nghĩ ngay đến việc trước mắt cũng như lên kế sách lâu dài cho quốc gia ông nhấn mạnh: “trong thời bình mọi người cần phải dốc sức vào xây dựng non sông và phát triển đất nước,dân giàu nước mạnh thì mới đánh tan được tham vọng ngông cuồng của giặc ngoại xâm đồng thời chủ quyền độc lập mới được lâu dài”.Điều đó chứng tỏ ông vừa là một vị tướng tài ba vừa có lòng thương dân một lòng hướng tới non sông đất nước,luôn đặt trách nhiệm với dân,với nước lên hàng đầu.

Với hình thức diễn đạt cô đúc,dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng,bài thơ “Phò giá về kinh” đã thể hiện được hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Cảm nghĩ về bài thơ Phò giá về kinh

Cảm nghĩ của em  về bài thơ Phò giá về kinh

Cảm nghĩ của anh chị về bài thơ Phò giá về kinh

Cam nghi ve bai tho Pho gia ve kinh

Cam nghi cua em ve bai tho Pho gia ve kinh