Cảm nhận bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Đề bài: Em hãy viết bài văn cảm nhận về bài thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu

Bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu đông 1947) đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Do đó, viết về tình đồng chí, đồng đội Chính Hữu đang viết bằng tất cả những trải nghiệm, những tình cảm rất thực của mình đã có trong những ngày chiến đấu.

Bài thơ Việt Bắc là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Mở đầu bài thơ, tác giả Chính Hữu đã nơi về nguồn gốc, xuất thân cũng như hoàn cảnh của những người lính cách mạng, họ vốn là những người xa lạ nhưng vì có chung một lí tưởng mà họ trở thành những người đồng chí, đồng đội thân thiết:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Tôi với anh đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Tác giả Chính Hữu đã mượn câu thành ngữ dân gian để nói về xuất thân của những người lính cách mạng. Họ là những người con của những vùng đất nghèo, có hoàn cảnh canh tác, sản xuất vô cùng khó khăn. “Nước mặn đồng chua” là những vùng đất bị nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, là những vùng đất xấu khó trồng trọt. “đất cày lên sỏi đá” lại nhấn mạnh vào sự cằn cỗi, bạc màu của đất đai, đó đều là những khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt. Những người lính vốn không hề quen biết, họ đến từ những vùng khác nhau của đất nước nhưng đặc điểm chung là họ đều là những người dân nghèo “Tôi với anh đôi người xa lạ”

Nhưng quan trọng hơn, họ có cùng chí hướng, cùng lí tưởng, đó là lí tưởng đấu tranh bảo vệ cuộc sống , giành độc lập, tự do cho dân tộc,cho đất nước. Do đó, từ khắp nơi trên đất nước họ đã gặp nhau “Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Đến chiến trường xa xôi, họ trở thành những người đồng đội, đồng chí “Đồng chí!” câu nói vang lên đầy thiêng liêng, đầy cảm động.

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Những người lính ra đi mang theo lí tưởng cao đẹp cùng lời thề quyết giành độc lập về cho dân tộc. Vì vậy mà họ quyết dâng hiến trọn tuổi xanh của mình cho đất nước, họ ra đi không hẹn ngày về, coi cái chết nhẹ tựa hồng mao. Họ gửi lại việc nhà cho những người đồng đội để có thể mang theo sự nhẹ nhõm, thanh thản chiến đấu hết mình, họ ra đi để lại nỗi nhớ của những người thân “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”

Đến đây, tác giả Chính Hữu đã đi miêu tả cuộc sống sinh hoạt đầy khắc nghiệt của những người lính. Cuộc sống thiếu thốn những điều kiện sinh hoạt cơ bản nhất, trong không gian rừng thiêng nước độc, những người lính thường xuyên bị hành hạ bởi những trận sốt rét “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi’. Trang phục chiến đấu cũng vô cùng đơn sơ, thiếu thốn, người rách vai, người có mảnh vá nơi quần, chân không giày. Thiếu thốn là vậy nhưng những người lính đều lạc quan, cùng nhau vượt qua tất cả, biến tình thương thành sức mạnh để vượt qua tất cả:

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Tình đồng đội, đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần làm nên vẻ đẹp của người lính cách mạng.

Tham khảo thêm những bài viết có liên quan: 

Cảm nhận bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (mẫu 1)

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (mẫu 1)

Nhận xét bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

sách, văn mẫu, kiến thức online