Cảm nhận bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Âm thanh tiếng gà là âm thanh vô cùng quen thuộc của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có lẽ chúng ta cũng không còn xa lạ với âm thanh này. Nhưng đối với những người lính, âm thanh tiếng gà không đơn thuần như vậy mà nó gợi ra cả miền kí sức, gợi ra không gian của sự sống, tạo thêm động lực, sức mạnh cho cuộc hành quân đầy vất vả. Tác giả Xuân Quỳnh đã sáng tác bài thơ Tiếng gà trưa đầy cảm động.

Bài thơ Tiếng gà trưa được sáng tác năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam bước vào giai đoạn quyết liệt, dữ dội nhất. Nhưng không giống như những nhà thơ cùng thời viết về chiến tranh nhằm tái hiện lại không khí dữ dội hay đi xây dựng hình tượng người lính kiên cường, quả cảm mà Xuân Quỳnh đã đi khai thác ở một khía cạnh rất mới lạ, đó chính là đời sống tinh thần của những người lính.

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục…cục tác cục ta”

Không gian được gợi ra trong phần mở đầu của bài thơ đó chính là không gian hẹp của xóm nhỏ, thời điểm được nói đến cũng vô cùng đặc biệt- trời khi về trưa. Trong cuộc hành quân mỏi mệt, những người lính đã dừng chân nghỉ ngơi ở một xóm nhỏ, không gian thu hẹp này không gợi ra sự chật chội mà ngược lại nó mang lại sự ấm áp trong tâm hồn của những người lính vì nó là không gian của sự sống, trái ngược hoàn toàn với không gian bạo tàn nơi chiến trường. Trong không gian ấy,âm thanh tiếng gà quen thuộc vang lên đã gợi về bao cảm xúc tuổi thơ, xua đi bao sự muộn phiền của những người lính:

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

 

Âm thanh tiếng gà quen thuộc nhưng được đặt trong hoàn cảnh đặc biệt của những người lính, thì âm thanh tiếng gà lại có thể mang đến bao cảm xúc cho những người lính, trước hết tiếng gà có thể xao động nắng mưa, tức là tác động đến tự nhiên, xua tan đi bao mệt mỏi của đôi chân trong hành trình dài và đặc biệt tiếng gà có thể gọi về những kí ức của tuổi thơ, kí ức về người bà thân thương:

“Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lăng mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng”

Hình ảnh người bà chợt ùa về cùng với âm thanh tiếng gà nhảy ổ. Tiếng bà như vang vọng trong nắng trưa, mà đã trách yêu đứa cháu vì đứng nhìn gà đẻ. Theo như quan niệm dân gian thì nhìn gà đẻ không mang lại may mắn, có thể lang mặt. Tiếng mắng cùng với sự quan tâm thầm kín của người bà khiến cho người cháu lúc ấy đã lo lắng và soi gương để kiểm tra. Để khi nhớ lại thì hình ảnh người bà đã khắc sâu vào trong tâm trí, để chỉ một âm thanh thôi cũng có thể đánh thức cả miền tình cảm thiết tha

“Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà”

Hình ảnh của người bà còn hiện lên trong sự tần tảo, trong sự quan tâm của bà đến công việc gia đình, mà trên hết đó chính là người cháu thương yêu. Mỗi năm gió mùa kéo tới, bà đều lo lắng, sợ những con gà không chịu được cái giá lạnh của mùa đông, không thể bán gà thì gia đình cũng vất vả hơn trong miếng cơm manh áo. Bà sợ không bán được gà thì đứa cháu không có áo mới. Tình cảm bà cháu thật ấm áp, cảm động lòng người.

Cảm nhận cái hay và những rung động khi đọc Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh