Cảm nhận về đoạn: “Con sóng dưới lòng sâu … Cả trong mơ còn thức” trích Sóng của Xuân Quỳnh

Đề bài: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh sau:

“Con sóng dưới lòng sâu

Cả trong mơ còn thức”

Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ lớp đầu tiên của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh là tấm lòng của một người phụ nữ có nhiều trắc ẩn, luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ Sóng được tác giả sáng tác vào năm 1967 trong một chuyến đi thăm biển Diễm Điền ( Thái Bình ) . Có thể nói rằng, Sóng là một bài thơ rất đặc sắc viết về tình yêu, và cũng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Qua bài thơ, Xuân Quỳnh đã thể hiện nỗi nhớ da diết, cồn cào, khắc khoải cùng sự thủy chung tha thiết của nhà thơ. Điều đó được thể hiện trực tiếp qua đoạn thơ năm ở phần giữa bài :

“Con sóng dưới lòng sâu

Cả trong mơ còn thức”

Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để diễn tả những cảm xúc, tâm trạng cùng những sắc thái tình cảm vừa phong phú phức tạp vừa tha thiết sôi nổi của một người phụ nữ khao khát yêu đường. Song hành, đồng hiện với hình tượng sóng là hình tượng em – cái tôi trữ tình của tác giả. Hai hình tượng đã đan cài hoa quyện vào nhau, khi chia tách để soi chiếu cho nhau, khi đồng điệu cộng hưởng mềm mại. Xuyên suốt tác phẩm hai hình tượng này cùng nhau diễn tả một cách mãnh liệt, thấm thía khát vọng tình yêu đang cuồn cuộn trào dâng trong lòng nữ thi sĩ.

Hình tượng sóng với những âm điệu nhịp nhàng dào dạt đã cộng hưởng với nhịp sóng lòng của nữ thi sinh trong một tình yêu không bao giờ yên định. Mọi trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đều tìm thấy sự tương đồng với những con sóng ngoài khơi xa.

Mở đầu bài thơ tác giả đã nêu lên những suy nghĩ, nhận định của mình về đặc tình, quy luật và nguồn gốc của tình yêu: Tình yêu cũng giống như sóng, cũng “dữ dội” và dịu êm. Ồn ào và lặng lẽ” . Tình yêu và khát vọng tình yêu tồn tại muôn đời như một quy luật của tự nhiên. Còn nguồn gốc của tình yêu là một hiện tượng tự nhiên.

“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Từ những câu thơ chứa đựng những băn khoăn tương chứng như có vẻ bất lực ấy, ý thơ bỗng bừng sáng, nhà thơ chợt khám phá ra một điều thật giản dị những lại vô cùng sâu sắc. Thì ra, đại dương không bao giờ được yên bình, êm ả bởi nó luôn mang trong mình hai con sóng:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước”

Biển có những con sóng “dưới lòng sâu” và “trên mặt nước”, có khi những con sóng trên bề mặt lặng lẽ những những con sóng dưới lòng sâu lại ồn ào. Những gì lạ lung và khó hiểu của sóng cũng chính là những điều khó hiểu ở em. Khi nhắc đến hai con sóng để biểu thị cho tình yêu thì lời thơ lại mở ra một liện tưởng khác : “em” khi yêu đá sánh tình yêu của mình với biển bở người phụ nữ khi yêu có cả một đại dương tình cảm, biển cũng như em đã không thể nào yên vì có “anh”

Chính những con sóng này là nhịp đập, là trái tim, là yếu tố làm nên sức sống của biển cả bởi song chẳng bao giờ yên nghỉ, chẳng bao giờ ngừng vỗ. Về điều này Xuân Quỳnh đã có một cách lý giải thật bất ngờ, thú vị:

“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”

Những con sóng “ngày đêm không ngủ được cứ dào dạt triền miên cứ cồn cào da diết bao trùm lên không gian, thời gian là tại bởi nỗi nhớ, tại bở sóng nhớ bờ. Thực ra, mọi con sóng đều có bến bờ của nó và dù còn xa bờ bao nhiêu thì sóng vẫn hướng tơi bờ với một niềm khao khát thương nhớ không nguôi. Sóng “nhớ bờ” là một quy luật vĩnh cữu – quy luật của muôn đời, của tự nhiên và ở đây nỗi nhớ ấy của sóng đã được xem là một trong những cung bậc, một trong những giai điệu của tình yêu.

Nhưng nói thế dường như còn chưa đủ, chưa thỏa, chưa diên tả hết được sự mãnh liệt, trào dâng của nỗi nhớ. Và nhà thơ- người con gái đang yêu có lẽ cũng không cần phải giấu giếm những tình cảm chân thành của lòng mình cho nên một lần nữa nỗi nhớ lại được thể hiện ra một cách trực tiếp ở hai câu thơ:

“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

Nỗi nhớ ở đây rõ ràng là luôn luôn thường trực trong lòng và nó tồn tại không chỉ trong ý thức mà còn ăn sâu vào trong tâm thức, xâm nhập cả vào giấc mớ của người con gái đang yêu. Đối với một người con giá nói như vậy quả là táo bạo nhưng lại rất chân thật. Có lẽ phải nói như thế mới thỏa nỗi nhớ nhung. Mới bày tỏ hết cái khát vọng tình yêu trong sáng, thủy chung trọng vẹn của mình với người mình yêu. Bởi một lẽ đơn giản là có yêu mãnh liệt, chân thành, đằm thắm thì người ta mới nhớ, nhớ là bởi vì yêu. Điều này đã được đúc kết trong cao dao.

Từ những phát hiện mới mẻ về sóng nhà thơ liên tưởng đến nhịp đập của sự rung cảm của trái tim người phụ nữ đang yêu, rồi bất chợt hiểu ra lòng mình. Câu thơ diễn tả rất hàm xúc cái tâm lý của người phụ nữ khi yêu bằng một cách nói cường điệu có vẻ phi lý nhưng kỳ thực lại rất thật, rất dễ tin. Bởi khi yêu ai chả lo toan, chắt chiu hạnh phúc cho của mình. Người ta lo âu, phập phồng thao thức chờ đợi được tận hưởng hạnh phúc trọn vẹn…Bấy nhiêu lo toan khiến người con gái “cả trong mơ còn thức”. Những ai biết trân trọng tình yêu , yêu chân thành sẽ đều cảm thông, chia sẻ được điều đó. Câu thơ đã nói họ mọi người tình cảm sâu kín nhất trong lòng.

Đoạn thơ đúng là một đoạn đặc sắc nhất trong toàn bài Sóng. Nó đã thể hiện được nỗi nhớ da diết, sâu thẳm trong thời gian và mênh mang trong không gian. Xuân Quỳnh đã có những phát hiện thật độc đáo bất ngờ về sự tương đồng giữa đức tính của sóng và tình yêu, nỗi nhớ của em. Ta thấy được ở đây tất cả những gì là mới mẻ, hiện đại của người phụ nữ khi yêu nhưng vẫn không cắt đứt những gi thuộc về đức tình truyền thống. Ở đây chúng ta không thể không kể đến lối gieo vần đặc sắc của đoạn thơ – đó là những vân chân : “nước – được”. Cách gieo vần đó đã mô phỏng được hình ảnh những hình ảnh con sóng dập dềnh nối tiếp: Đó là sự diễn tả thật tinh tế những xao xuyến bật tận của em khi yêu.

Tham khảo thêm:

Anh chị hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ngữ văn 12.