Đề bài: Cảm nhận của anh chị về giá trị của tác phẩm Vợ Nhặt Kim Lân
Giá trị nhân đạo là đề tài, chủ đề mà nhiều nhà văn đang thực hiện trong tác phẩm của mình. Kim Lân cũng là một trong những nhà văn như thế, tác phẩm của ông hàm chứa giá trị nhân đạo sâu sắc, qua cách xây dựng tình huống câu chuyện, ông muốn khẳng định được tình yêu thương của con người là động lực to lớn giúp con người vượt qua được cái nghèo, khổ trong xã hội.
Mỗi chi tiết được xây dựng trong tác phẩm đều mang ý nghĩa tố cáo những thế lực xã hội phong kiến, cường hào, phản ánh chế độ hiện thực của xã hội, thông qua giá trị hiện thực để nói lên giá trị nhân đạo trong tác phẩm. Vợ Nhặt là một tác phẩm hàm chứa sâu sắc cả 2 giá trị đó, giá trị hiện thực được thể hiện qua cảnh đói năm 1945, con người phải sống trong cuộc sống nghèo khổ, cảnh nghèo, tang tóc đói xảy ra ở mọi vùng miền, nó bủa vây lấy cuộc sống của họ.
Cảnh nghèo đói đó không chỉ phản ánh sâu sắc giá trị hiện thực của xã hội mà qua đó làm nổi bật lên tình người, sự yêu thương đùm bọc giữa người với người. Cuộc sống của họ vẫn có những tia sáng đang len lói trong từng không gian, xuất hiện trong từng tình huống.
Cảnh Tràng Nhặt vợ đây là chi tiết đầu tiên thể hiện giá trị nhân đạo trong tác phẩm, sau nhiều lần gặp Thị, Tràng đã đưa thị về làm vợ, xuất thân là người lái xe bò, trong một lần lái xe liên tỉnh, Tràng nhìn thấy Thị, một người phụ nữ rách như tổ đỉa, rách rưới, sau nhiều lần gặp, cô ta ngày càng thảm hại hơn, chính cái nghèo, biến cô thành người gầy gò, rách rưới đến tận cùng.
Chính giá trị nhân đạo thể hiện trong việc Tràng mời Thị ăn bốn bát bánh đúc, trong cảnh nghèo khổ đó, con người còn không nuôi nổi mình, thế nhưng Tràng vẫn còn mời Thị ăn bánh đúc, chính tình yêu thương, đang dần làm cho tâm hồn của những con người nơi đây nóng lên một tình yêu, khao khát giúp đỡ người khác. Cái nghèo đó đã biến những người lao động nghèo khổ, chất phác đó thành những con người khổ cực, họ không có cơm ăn, áo mặc, sống cuộc sống đói khổ.
Trong cảnh đó con người mới thấy được tình yêu thương, trong mấy câu bông đùa, mà Tràng đã có vợ. Tràng như người đang cứu vớt lấy số phận của Thị. Trong cảnh nghèo đói đó nhưng Tràng vẫn yêu thương, đùm bọc cho Thị, cuộc sống của Thị dần được mở ra. Trong lúc khó khăn nhất, Tràng đã cưu mang lấy một số phận, mặc dù bản thân mình cũng chẳng khấm khá hơn mấy.
Tràng đưa Thị về nhà trong bao nhiêu ánh mắt nhìn, thì đều có tâm trạng chung là lo lắng, liệu rằng cuộc sống đó có tồn tại được hay không, bản thân còn không lo nổi huống chi là đùm bọc lấy thêm số phận nữa. Về nhà khi Tràng giới thiệu với mẹ đây là vợ, bà cụ Tứ đã thể hiện tâm trạng rõ ràng, ở đây nó biểu hiện rõ nét qua chi tiết bà khóc, khóc vì thương, khóc vì hạnh phúc. Trong cảnh nghèo đó, nhưng bà cụ Tứ không quên chiêu đãi con dâu mới, bà mời cô con dâu nồi cháo… Thể hiện sự yêu thương, mẹ con bà Cụ Tứ là người mà tác giả đặt mục đích sáng tác vào đó, nhân vật truyền tải giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Cảnh nghèo đói con người vẫn luôn khao khát có được niềm hạnh phúc, khao khát hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.
Kim Lân là tác phẩm xuất sắc thể hiện giá trị nhân đạo to lớn của Kim Lân, tác phẩm đó chứa đựng nhiều niềm tin, sự yêu thương, tình yêu thương của con người. Tình yêu thương là động lực to lớn để người nông dân vượt qua biết bao khó khăn, cuộc sống mở ra nhiều hướng tương lai mới cho cuộc sống của mình.
Leave a Reply