Đề bài: Em hãy cảm nhận truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
“Ôi những cô con gái đang ngày đêm mở đường hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường” những câu hát ấy cho đến ngày nay vẫn cứ vang vọng trong những ca khúc viết về cách mạng. Nhà văn Lê Minh Khuê cũng góp một bài ca về những người con gái tuổi trẻ nhưng có sức mạnh phi thường trong sáng tác Những ngôi sao xa xôi.
Đến với tác phẩm này người đọc không thôi nhớ về ba nhân vật nữ. Đó là Phương Định, là Nho và chị Thao. Ba người con gái ấy tuổi chị mới khoảng mười bảy hai mươi nhưng lại có ý chí sắt đá trong chiến đấu. Trong công việc, họ gan dạ táo bạo và quyết đoán nhất là chị Thao. Chị Thao là người lớn nhất cho nên mọi công việc do chị phân công. Nhiệm vụ của ba cô gái là đo khối lượng đất đá bị bom làm hỏng trên cao xạ, đếm số bom chưa nổ và thậm chí là phá bom. Công việc ấy có thể mất đi tính mạng bất cứ lúc nào. Họ không những không sợ mà còn yêu chính công việc ấy. Đơn vị goi họ là tổ trinh sát mặt đường, có những lần về chỉ còn nguyên đôi mắt với hàm răng trắng còn lại đen sì. Thế nhưng trong cuộc sống đời thường, những lúc không đối diện với bom, chỉ cần trở về hang nơi họ sống những cô gái ấy lại trở về hồn nhiên với chính tính cách của họ. Mỗi người có một sở thích riêng, Phương Định thích hát, thích suy nghĩ lung tung còn Nho thích thêu nhưng bông hoa lòe loẹt, chị Thao thích chép bài hát mặc dù chị chẳng biết hát. Họ cũng có cả những ước mơ hoài bão về sau này, khi đất nước thống nhất. Ba cô gái ấy khi ở cao xạ thì kiên cường bất khuất, khi ở trong hang thì lại mơ mộng, hồn nhiên tươi trẻ.
Không chỉ vậy, qua tác phẩm người đọc có thể hình dung được một hiện thực chiến tranh thời kì kháng chiến chống Mỹ. Đế quốc Mỹ một quốc gia giàu mạnh về vũ khí hạt nhân, những lần bom đạn của chúng ném xuống cao xạ, ném xuống mảnh đất Việt ta là đất đá sạt lở , cây cối xơ xác. Con người phải ngày ngày sống trong nỗi căng thẳng đầu óc, đất bắn cả vào mắt vào mồm. Tử thần lúc nào cũng trực đợi có xác chết là ùa tới vác đi. Có thể nói nhân dân ta đã phải chịu biết bao nhiêu đau thương và mất mát. Thế nhưng những người con Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vẫn kiên cường, vẫn có một đời sống riêng lạc quan, tươi trẻ.
Truyện có sự đan xen giữa tâm tưởng, ý thức. Cứ chuyện ở thực tại rồi lại tới những chuyện trong suy nghĩ của nhân vật Phương Định. Nhà văn Lê Minh Khuê sử dụng chất văn nhẹ nhàng ngọt ngào mà sâu lắng. Để cuối cùng, tác phẩm đọng lại trong lòng người đọc với một cảm xúc thật đẹp, vừa trong sáng vô ngần lại vừa hào hùng anh dũng.
Leave a Reply