Đề bài: Viết bài văn cảm nhận về bài ca lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập Lửa thiêng (1940), đồng thời ông cũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Huy Cận có rất nhiều sáng tác hay và có giá trị nội dung cao, nhưng tiêu biểu nhất có thể kể đến đó chính là bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, sáng tác năm 1958 trong ột chuyến đi dàu ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.
Đoàn thuyền đánh cá là bài ca về công việc lao động trên biển cả, bài thơ còn là bức tranh sống động, hài hòa về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên vũ trụ. Mở đầu bài thơ, tác giả Huy Cận đã mở ra không gian lao động vừa rộng lớn, hùng vĩ, vừa thi vị, thơ mộng:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Nhà thơ Huy Cận đã có một sự so sánh vô cùng độc đáo, mới lạ. Cảnh tượng mặt trời lặn được nhà thơ so sánh với hòn lửa, cách so sánh này khá lạ nhưng lại gợi ra liên tưởng độc đáo cho người đọc. Vừa gợi ra màu đỏ rực của ánh mặt trời, vừa gợi ra những chuyển động của mặt trời khi lặn như hòn lửa chìm xuống đáy của đại dương. Hình ảnh sóng cũng được nhà thơ điển hình qua những hành động như một thực thể có sự sống, có hành động “cài then”, “sập cửa”. Đây là thời điểm mà đoàn thuyền đánh cá của những người ngư dân ra khơi, bắt đầu một ngày lao động mới.
“Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ca đoàn cá ơi”
Khi đoàn thuyền đánh cá ra khơi cũng là lúc bài ca gọi cá được cất lên vô cùng tha thiết. Lời hát không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của những con cá “cá bạc”, “cá thu” mà còn ca ngợi vẻ trù phú, giàu có của biển cả. Những con cá như làm đẹp hơn vẻ đẹp của đại dương, dệt lên bao luồng sáng rực rỡ “Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”, và kết thúc lời ca là lời mời gọi đầy tha thiết “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”. Như vậy, khung cảnh lao động trở nên thi vị, lãng mạn hơn với những khúc ca gọi cá.
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò vụng biển
Đàn đan thế trận lưới vây giăng”
Trong cảm quan lãng mạn, nhà thơ Huy Cận đã nhìn đoàn thuyền đánh cá với vẻ đẹp vô cùng độc đáo, nó điển hình cho công việc lao động trên biển của những người ngư dân. Hình ảnh chiếc thuyền lướt đi trên biển như hài hòa, hòa nhập làm một với thiên nhiên, đất trời. Câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng” gợi cho ta liên tưởng đến gió chính là người chèo lái, trăng lại làm nổi bật lên vẻ đẹp của cánh buồm trong đêm tối. Khung cảnh lao động được nhà thơ tái hiện đầy chân thực, đó chính là lúc dò vụng biển, tức là tìm địa điểm để có thể đánh bắt được nhiều cá nhất, cảnh đánh cá cũng như một trận đánh với những đợt dàn đan thế trận đầy điêu luyện, khéo léo.
“Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi”
Nếu như đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc mặt trời lặn, màn đêm buông xuống thì bình minh chính là thời khắc đoàn thuyền trở về với những mẻ cá trĩu lưới. Câu hát vẫn vang lên, và đây là bài ca ca ngợi công việc lao động của chính họ. Đoàn thuyền trở về trong sự phấn khởi, reo vui và trong cách cảm nhận của tác giả Huy Cận thì đoàn thuyền như chạy đua cùng mặt trời. Khung cảnh ngày mới cũng vô cùng tươi đẹp, tràn trề sức sống với ánh mặt trời nhô lên từ mặt biển. Ngày mới bắt đầu từ chính vẻ rực rỡ của những con cá, thành quả của một ngày lao động.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
HUY CẬN
DOAN THUYEN DANH CA
BÀI THƠ ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Leave a Reply