Cảm nhận về đoạn thơ cuối của bài thơ Đồng chí

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối của bài thơ Đồng chí

Đề tài người lính, chiến tranh vốn là đề tài vô cùng quen thuộc của văn học Việt Nam giai đoạn chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào viết về đề tài này cũng đạt được thành công,những tác phẩm thành công là tác phẩm không chỉ khơi dậy được không khí chiến đấu hào hùng của một giai đoạn lịch sử đặc biệt mà còn thể hiện được tình cảm của con người trong không khí ấy. Tác phẩm Đồng chí của tác giả Chính Hữu được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bài thơ Đồng chí được Chính Hữu sáng tác năm 1948- thời điểm mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam bước vào giai đoạn cam go, ác liệt. Trong không khí mưa bom bão đạn của chiến tranh, tình đồng đội, đồng chí trong bài thơ của Chính Hữu vẫn sáng lên hơi ấm của tình người, thứ tình cảm có thể tạo ra sức mạnh chiến thắng quân giặc, chiến thắng cuộc sống khắc nghiệt, hiểm nguy nơi chiến trường.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Tôi với anh đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Tố Hữu đã để cho nhân vật trữ tình là nhân vật “tôi”kể về nguồn gốc xuất thân của những người đồng đội và cơ sở để họ có thể trở thành những người tri kỉ, những người đồng chí. Họ đều là những người con đến từ những miền quê nghèo trên đất nước Việt Nam. Những con người xa lạ ngỡ như chẳng bao giờ có thể liên quan đến nhau ấy lại có thể sát cánh bên nhau và tạo thành một mối quan hệ đặc biệt.Họ có chung lí tưởng đấu tranh cho tự do, cho độc lập của đất nước, họ đã gặp nhau, cùng nhau chiến đấu và trở thành những người đồng chí.

Hai tiếng đồng chí vang lên thật tha thiết, thật thiêng liêng. Sau khi xác định được tình đồng đội, đồng chí, tác giả Chính Hữu đã đưa ra những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí ấy:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Trước hết, những người lính đã tin tưởng trao lại trách nhiệm chăm sóc gia đình cho những người đồng đội của mình. Sống trong không gian mưa bom bão đạn, những người lính luôn trong tư thế sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng dâng hiến. Đối với họ cái chết nhẹ tựa lông hồng, nhưng vẫn có những thứ khiến họ lưu luyến, day dứt. và chỉ khi những người lính có đủ tình thương, sự tin cậy với đối phương thì mới có thể giao phó nhiệm vụ quan trọng như vậy. Hình ảnh giếng nước, gốc đa gợi nhắc về tình cảm quê hương thắm thiết, hậu phương đầy vững chắc của những người lính.

 

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”

Biểu hiện thứ hai được Chính Hữu đưa ra, đó chính là sự sẻ chia, quan tâm của những người lính trong điều kiện sinh hoạt đầy khắc nghiệt. Những người lính thiếu thốn những điều kiện sinh hoạt cơ bản, không chỉ thuốc thang mà quân phục cũng bị chiến tranh làm cho nhàu nát, người rách áo, người có đôi ba miếng vá ở quần, chân thiếu đi những đôi giày. Khó khăn là vậy, khắc nghiệt là vậy nhưng những người lính vẫn lạc quan, sát cánh bên nhau và vượt qua tất cả.

Những người lính vẫn sát cánh bên nhau chiến đấu, cùng nhau hi vọng về một tương lai tươi sáng, tương lai của hạnh phúc và tự do

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Bài thơ như một bản hùng ca mạnh mẽ về tinh thần chiến đấu cũng như khúc tình ca đầy du dương về tình đồng đội,đồng chí. Đó là thứ tình cảm được nảy sinh trong chiến tranh, thứ tình cảm cao quý, trong sáng mà vô cùng thiêng liêng.

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

ĐỒNG CHÍ

DONG CHI

CHÍNH HỮU

PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ