Đề bài: Em hãy cảm nhận về đoạn trích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài
Đoạn trích vĩnh biệt cửu trùng đài đã để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc thông qua những mâu thuẫn găy gắt giữa những phe đối lập trong đó, tiêu biểu là nổi bật lên những con người tài hoa và nghệ thuật trong tác phẩm.
Tác phẩm đã để lại cho người đọc thấy được sự nổi loạn giữa hai phe đó là phe nổi loạn và một bên là giữa phe của Lê Tương Dực. Ở đây những người nổi loạn là những người dân nghèo, họ phản đối việc xây dựng cửu trùng đài và cả những người thợ xây dựng cửu trùng đài. Còn bên ông vua tương Dực đây là một phe phái thuộc chế độ tư sản, muốn có được nơi để ăn chơi trác táng mà hy sinh sự sống, lợi ích của nhân dân.
Trong tác phẩm nổi bật lên những sự đối lập căng thẳng của hai bên, nhưng qua đó cũng muốn nói đến nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm. Nếu trước kia Nam Cao đã từng nói “ Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải xuất phát từ những kiếp lầm than”. Quả không bao giờ sai và trong tác phẩm này cũng như thế, khi xây dựng được một cung đài về nghệ thuật nhưng lợi ích và cuộc sống của người dân lại rơi vào những lầm than, khổ cực, ở đó những người nông dân nghèo khổ phải chịu cuộc sống của những kiếp trâu ngựa.
Do đó tác phẩm này đã nổi lên những chi tiết sâu sắc, nó tái hiện lại những mâu thuẫn gay gắt, xuất hiện trong tác phẩm, đó là hình ảnh của những con người đang phải đối đầu với những mối nguy hiểm, những khó khăn, những kiếp lầm than. Để xây dựng cửu trùng đài là nơi ăn chơi, trác táng cho những kẻ vua chúa, thì nơi đây cũng là nơi chôn sống rất nhiều những con người, họ là những người nông dân nghèo khổ, chịu cực.
Trong tác phẩm nổi bật lên hai nhân vật chính đó là Vũ Như Tô và Đan Thiềm, đây là hai con người có lý tưởng sống cao đẹp, Vũ như Tô yêu nghệ thuật, chính vì thế ông mới chấp nhận lời của vua mà xây dựng cửu trùng đài. Ông là một người yêu cái đẹp, tuy nhiên, ông chưa biết được để xây dựng một cửu trùng đài nguy nga, tráng lệ thì ông phải lấy đi biết bao nhiêu xương máu của nhân dân. Chính những lời chiêu dụ của nhân vật mà làm cho ông cũng bị lu mờ đi, ông yêu nghệ thuật nhưng lại không thấu hiểu được nỗi đau mà nhân dân sẽ gặp phải, chính vì thế khi mà vua Lê tương Dực bị giết cửu trùng đài bị đốt cháy, ông mới ngộ ra những chân lý thật chua sót, ông đau đớn xót xa trước thực tế nhân dân đang phải chịu cảnh đau đớn xót xa.
Chỉ vì nghệ thuật, chạy theo nghệ thuật cao siêu mà ông quên đi thực tế mà nhân dân đang phải chịu đựng, đó là những nỗi xót xa, đau đớn mà ông đang gặp phải. Một con người yêu nghệ thuật không có điều gì sai hết, tuy nhiên khi yêu nghệ thuật đến mức mà quên đi cuộc sống của nhân dân thì đó cũng là điều đáng chê trách, bởi nghệ thuật cao siêu không thể so sánh với thực tiễn cuộc sống của nhân dân được.
Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, mà nghệ thuật chân chính phải là nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống, từ nỗi khổ đau mà nhân dân đang phải đối mặt. Nỗi đau mà Vũ Như Tô đang gặp phải thật đau đớn, trong mối quan hệ đó, Đan Thiềm cũng là người luôn yêu cái đẹp, bà luôn hướng đến cái đẹp, chính vì những lý do đó mà bà luôn muốn Vũ Như Tô chạy trốn để thoát khỏi sự trừng trị của nhân dân. Vũ NHư Tô là người nghệ sĩ, nhưng Đàn Thiềm lại là người yêu cái đẹp, điều đó làm nên một mối mâu thuẫn khó có thể giải quyết được trong đoạn trích.
Cuối câu truyện hình ảnh người nghệ sĩ Vũ NHư Tô bị giết và cửu Trùng Đài bị cháy, cũng là cách giải quyết vấn đề mà tác giả sử dụng trong tác phẩm. Có thể thấy người nghệ sĩ này luôn muốn vì nghệ thuật, muốn làm vì cái đẹp, bản chất của ông không hề giống như Lê Tương Rực, đến cuối cùng, khi cửa trùng đài bị cháy ông mới ngộ ra được cuộc sống mà nhân dân đang phải gặp.
Nghệ thuật lúc này không còn là những cái gì cao siêu nữa mà nó xuất phát từ ngay cuộc sống của nhân dân, hình ảnh đó đã khắc họa sâu sắc được giá trị mà tác phẩm này muốn phản ánh. Cả đời Vũ Như Tô chỉ muốn hoàn thành một công trình nghệ thuật cho mình, tuy nhiên điều đó thật khó khăn khi ông chưa biết thấu hiểu cuộc sống của nhân dân. Chính lý do đó làm cho mọi lý tưởng của ông đều bị thiêu trụi, ông bị vỡ mộng trong những lý tưởng cao siêu.
Tác phẩm đã khép lại với những tình huống vô cùng cao trào, để từ đó người nghệ sĩ mới nhận ra được lý tưởng nghệ thuật không phải xuất phát từ những gì cao siêu, mà nó phải xuất phát từ chính cuộc sống của nhân dân. Đó mới chính là con đường nghệ thuật đích thực.
Tác phẩm đã để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc, hình tượng người nghệ sĩ cũng được tác giả miêu tả sâu sắc, chi tiết qua từng hoàn cảnh và tình huống truyện.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
CAM NGHI VE TAC PHAM VINH BIET CUU TRUNG DAI
CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
EM HAY VIET BAI VAN DE NEU CAM NGHI VE TAC PHAM VINH BIET CUU TRUNG DAI
EM HÃY VIẾT BÀI VĂN ĐỂ NÊU LÊN CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
Leave a Reply