Cảm nhận về hồn thơ thắm thiết của Trần Nhân Tông trong bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng)

Đề bài: Cảm nhận về hồn thơ thắm thiết của Trần Nhân Tông trong bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) 

  Bài làm

 

  Trần Nhân Tông là vị vua, vị anh hùng nổi tiếng khoan hòa, nhân ái và cũng là nhà thơ tiêu biểu thời Trần. Một trong những tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc của ông còn lưu lại đến thời nay đó là thi phẩm Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, hay còn gọi theo tiếng hán nôm là Thiên Trường vãn vọng. Bài thơ được sáng tác trong dịp vị vua anh minh về thăm quê cũ ở Thiên Trường.

Phiên âm

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên

Mục đồng địch lý ngưu quy tận

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Dịch thơ

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

cam-nghi-ve-thien-truong-van-vong-0

          Hai câu đầu tiên là cảnh thôn xóm bình dị, bức tranh làng quê khi chiều về. Hoàng hôn luôn luôn là thời điểm “tức cảnh sinh tình” của các thi nhân bởi cảnh sắc mờ ảo của thiên nhiên khi trời đất, ngày đêm giao hòa và cũng là thời điểm bình yên nhất của con người khi đó là lúc mà con người kết thúc một ngày làm việc để quay về sum họp quây quần với gia đình. Ta có thể thấy tác giả đang đứng ở một nơi cao, khi phóng tầm nhìn ra xa xăm để bao quát trọn cảnh đẹp chiều tà, đặc biệt là, đây là quê hương của ông, là nơi ông đặt nhiều tình cảm nhất, nơi chôn giấu tuổi thơ của một vị vua. Ở đây có cảnh “khói lồng” là hình ảnh thân thuộc, gần gũi, bình dị và đặc trưng nhất của làng quê Việt Nam. Từ “man mác” thường được dùng để miêu tả về nỗi buồn từ tâm tư con người, nhưng trong hoàn cảnh này man mác được dùng để miêu tả về một buổi chiều thôn quê thanh bình và có đôi phần ảm đạm. Qua đó ta thấy được tâm tư của một vị vua: gác lại việc triều chính để hòa mình vào phút giây lắng đọng hiếm có, đáng quý của đời người. Thôn xóm nhạt nhòa trong sương khói và bóng chiều mập mờ dường như nửa có nửa không. Đó là một cảnh tĩnh đẹp, gợi nhiều xúc cảm.

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

          Mục đồng là hình ảnh đặc trưng cho con người thôn quê Việt Nam. Trong rất nhiều tác phẩm dân gian từ tranh vẽ, tranh thêu, đồ gốm ta đều thấy hình ảnh chú bé mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo. Điều đó cho thấy mối giao hòa giữa con người, động vật và thiên nhiên cùng với tinh thần sống của họ đặc biệt là những chú bé thôn quê luôn vui tươi, yêu đời. Thời điểm mà tác giả nhắc tới trong bài thơ: chiều tà, khi ấy mọi người đã kết thúc một ngày làm việc và các chú mục đồng cũng đã kết thúc một ngày chăn trâu của mình. Từng đàn cò trắng cũng vậy. Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng làm ta liên tưởng đến hình ảnh của con người: họ cùng nhau về nhà nghỉ ngơi, sum họp sau một ngày làm việc mà không hề có sự cô đơn lạc lõng. Tất thảy đã vẽ nên một bức tranh có âm thanh, có màu sắc gợi nên cảnh quê thanh bình, hài hòa nhưng cũng đầy sức sống.

          Tóm lại, cảnh chiều ở thôn quê trong bài thơ đã được phác họa rất đơn sơ nhưng đã gợi nên được hồn quê, tình quê sâu đậm. Đó là một làng quê thanh bình, trầm lắng nhưng đầy sức sống. Qua đó ta cũng có thể thấy tâm tình của tác giả- một vị vua gần gũi với thiên nhiên, với nhân dân, gắn bó với làng quê. Người có một tấm lòng cao thượng, nhân cách trong sáng. Đó chắc chắn là một vị vua tốt, yêu dân, mang lại thái bình thịnh trị cho đất nước.

 

TU KHOA TIM KIEM:

CAM NHAN SAU SAC VE HON THO THAM THIET

CAM NHAN VE HON THO TRAN NHAN TONG

BUOIR CHIEU DUNG O PHU THIEN TRUONG TRONG RA