Cảm nhận về nhân vật Chị Dậu trong tắt đèn của Ngô Tất Tố

Văn mẫu lớp 8 về nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn

Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Chị Dậu trong tắt đèn của Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. tác phẩm Tắt đèn là một tác phẩm viết về đề tài người nông dân, nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

Tác phẩm Tắt đèn xoay quanh cuộc đời và số phận của chị Dậu, một người đàn bà khốn khổ trong xã hội phong kiến xưa. Để có tiền đóng thuế đinh cho chồng mà người đàn bà này đã phải bán cả con, bán đi tất cả những thứ giá trị trong nhà. Nhưng trước sự tham lam, bạo tàn, vô sỉ một cách quá đáng của bọn cường hào, chị đã vùng lên phản kháng mạnh mẽ.

=> Xem thêm bài: Phân tích nhân vật Chị Dậu qua nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân

Trong xã hội phong kiến xưa, thuế được coi là hiện thân của sự tham lam, bạo tàn của bọn thống trị bóc lột, nó có thể đẩy con người ta vào bước đường cùng, khiến cho bao gia đình chịu cảnh bất hạnh. Nói về sự ám ảnh của các loại thuế, đã có bài thơ viết như sau:

“Ôi nhớ những ngày nào thuở trước

Xóm làng ta xơ xác héo hon

Nửa đêm thuế thúc trống dồn

Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy”

Mở đầu tác phẩm, nhà văn Ngô Tất Tố cũng đã mở ra không khí ngột ngạt, tù đọng  khi có đến mùa thúc thuế ở làng Đông Xá: “..Tiếng trống mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đạp, tiếng kêu khóc vang lên như một cuộc săn người”. Ấn tượng đầu tiên của người đọc đó chính là tình cảnh thê lương của những người nông dân, và nổi bật nhất trong cái đói, cái khổ chính là gia đình của chị: “Gia đình chị Dậu thuộc loại nhất nhì hạng cùng đinh nên mấy hôm nay chị phải chạy ngược chạy xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu”.

cảm nhận của em về nhân vật chị dậu

Gia đình chị Dậu đã lâm vào tình cảnh vô cùng đáng thương, chồng thì đau ốm nhưng vẫn bị bọn cường hao lôi ra đình làng đánh đập, tra tấn dã man. Nhà nghèo lại đông con nên cùng đường chị Dậu đã phải bán cái Tí cho lão Nghị Quế. Bán con đã là một nỗi đau khôn nguôi nhưng tiền bán con ấy cũng chẳng thể đóng đủ tiền thuế đinh cho anh Dậu nên gia đình chị vẫn chịu sự đeo bám của lũ cường hào.

Hoàn cảnh đáng thương cũng làm nổi bật lên nhiều phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu, đó là một người vợ thương chồng, hết lòng hi sinh vì chồng, vì con. Điều này được thể hiện qua cách chị Dậu chăm sóc chồng, qua lời nói đầy tha thiết của chị: “Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”.

Trước sự thúc ép của bọn cường hào, ban đầu chị hết sức cung phụng, nói dạ bảo vâng với bọn lí trưởng, chỉ mong chúng không bắt anh Dậu đi, mong chúng mở cho gia đình chị một con đường sống: “Nhà cháu đã phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi tôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất”

Như vậy, chị Dậu vốn là một người nông dân như bao người nông dân cùng khổ khác, sống cam chịu, phục tùng những yêu cầu vô lí của bọn cường hào. Nhưng khi bọn cường hào gạt đi mọi lời cầu xin, hành động nhẫn tâm, bạo lực thì chị đã không cam chịu nữa mà vùng lên đấu tranh “..chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền”

=> Đây là một bài văn hay viết về cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố. Xem thêm bài suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn văn Tức Nước Vỡ Bờ