Đề bài: Cảm nhận về những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người
Bài làm
Từ xưa đến nay, mỗi khi những câu ca dao vang lên, mỗi chúng ta đều cảm thấy từng câu, từng chữ len lỏi, thổi hồn vào trái tim ta. Có thể nói, nhờ vào những câu ca dao, tình yêu quê hương đất nước trong mỗi con người được hình thành, bồi đắp và lớn lên theo từng năm tháng. Những câu ca dao quen thuộc mang đến cho ta bao cảm xúc, vừa gần gũi vừa mới lạ, vừa lắng đọng lại càng sâu sắc.
Tình yêu quê hương được khắc lại trên mọi nẻo đường khắp miền tổ quốc, từ những cái nghiên mực, cái cuốc cái cày, từ ruộng đồng bao la đến những danh lam thắng cảnh thiên nhiên, những di tích lịch sử văn hóa của đất nước. Các địa điểm lịch sử được đưa vào một cách gần gũi, thân thuộc, tinh tế với từng con người: thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng, trải dài trên mọi miền quê hương. Bên cạnh tình yêu trai gái đơn thuần giờ đây tình yêu ấy đã lan tỏa thành tình yêu đối với quê hương, với những người xung quanh. Nó trở thành một tình yêu to lớn, bền chặt và hòa cũng sự trôi chảy của dòng thời gian.
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Người ta nhắc đến từ “rủ nhau” chỉ khi giữa họ có mối quan hệ gần gũi, thân thiết, có chung mối quan tâm và có ý muốn cùng nhau làm việc gì đó. Bài ca là sự gợi nhắc đến các địa danh như Hồ Hoàn Kiếm, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, đài Nghiên tháp Bút. Tất cả đã gợi rủ cho ta về một nơi – hồ Gươm, thắng cảnh thiên nhiên giữa lòng thủ đô Hà Nội, đồng thời đó cũng là một di tích lịch sử, văn hóa, biếu tượng của Hà Nội từ rất lâu đời trước cho đến tận bây giờ. Nhắc đến hồ Gươm ta lại nhớ đến truyền thuyết về Sự tích hồ Gươm, kết hợp cùng với thủ pháp “gợi” đã tạo nên vẻ đẹp hài hòa, đa dạng, vừa thơ mộng của thiên nhiên vừa thiêng liêng nơi đền chùa. Địa danh đó không chỉ gợi niềm tự hào to lớn về truyền thống lịch sử của thủ đô mà còn là lời nhắc nhở khéo léo các thế hệ sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô…
Cảnh đẹp xứ Huế trong bài ca dao thứ ba được khắc họa rõ nét qua những sắc màu tươi tắn, nên thơ như trong tranh vẽ “tranh họa đồ”-vẻ đẹp huyền diệu như chỉ có trong bức tranh hư ảo. Bức tranh xứ Huế hội tụ cả nét thoáng đạt, lại vừa gần gũi vừa thân quen. “Ai vô xứ Huế” là một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, nhưng cũng là một lời mời chào niềm nở có hàm ý tự hào về cảnh đẹp nơi quê hương xứ Huế và ham muốn chia sẻ giới thiệu nó với tất cả mọi người trên mọi miền tổ quốc.
Cánh đồng là hình ảnh thân thuộc, đặc trưng và rất phổ biến trong các bài ca dao Việt Nam bởi nó là biểu tượng của đất nước, của con người khi nước ta đa phần làm nông nghiệp. Bài thơ thứ tư đã gợi ra hình ảnh cánh đồng lúa chín mênh mông, gợi cảm giác về không gian rộng lớn bát ngát và tràn đầy sức sống với một màu vàng óng. Xuất hiện hình ảnh người con gái nhỏ bé giữa cánh đồng nhưng không hề bị nhấn chìm trong cảnh quan rộng lớn ấy mà nổi bật và sáng rõ lên như một vẻ đẹp được kết tinh từ sắc trời hương đất.
Nếu có thể ví ca dao về tình yêu quê hương đất nước với thứ gì đó cụ thể, không hề trừu tượng, xin ví với người mẹ. Bởi lẽ chúng ta được sinh ra trong đất nước này, thứ đầu tiên ta nhìn thấy là ánh sáng trên đất quê hương. Từng câu ca dao ru ta vào giấc ngủ, bao bọc và nuôi dưỡng tâm hồn ta như bàn tay người mẹ. Khi ta chết đi, thân xác ta lại trở về với đất mẹ. Bởi vậy mà tình yêu quê hương đất nước luôn tồn tại trong mỗi con người. Chúng ta hãy trân trọng nó, nâng niu và phát huy hết mức có thể để tình yêu quê hương đất nước luôn đong đầy.
TU KHOA TIM KIEM:
CAM NHAN VE CAU HAT
CAU HAT VE TINH YEU QUE HUONG
CAU HAT VE TINH YEU DAT NUOC
Leave a Reply