Đề bài: Em hãy cảm nhận về tác phẩm Con Rồng, cháu Tiên
Trong kho tàng văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là câu chuyện hay, giàu ý nghĩa, giúp chúng ta có một cách nhìn nhận sâu sắc hơn sự việc, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Truyện “ Con Rồng, cháu Tiên” là một câu chuyện truyền thuyết, giải thích rõ nguồn gốc của loài người thông qua sự tưởng tượng kì ảo như các nhân vật thần linh có nhiều phép lạ và hình tượng cái bọc trăm trứng…
Đoạn đầu câu chuyện, tác giả dân gian giới thiệu về hai nhân vật là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ sống ở Đông Hải còn Âu Cơ thuộc họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Mỗi người có một tài năng riêng, nét đẹp riêng.
Lạc Long Quân là một chàng trai tài năng, có sức mạnh thần kỳ, thân hình Rồng, vừa có thể sống được trên cạn, vừa sống được dưới nước, dũng cảm, hành động vì lợi ích của nhân dân. Ban đầu, Lạc Long Quân quyết tâm tiêu diệt loài yêu quái Ngư Tinh để trừ hại cho dân, sau đó là đến Hồ Tinh, Mộc Tinh. Ngoài ra, Lạc Long Quân còn dạy người dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở để người dân ổn định cuộc sống.
Còn Âu Cơ là một nàng Tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, trong lần đi cùng với người cha của mình là Đế Lai. Khi gặp Lạc Long Quân, nàng đã đem lòng say mê và xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về cung điện của mình trên núi cao.
Câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ chứa đựng nhiều chi tiết lạ thường, hấp dẫn người đọc. Một người miền núi, một người miền biển, đem lòng yêu thương nhau và họ đã trở thành vợ chồng, đó là biểu tượng cho sự đoàn kết, tụ họp của cộng đồng người Việt, giữa hai thành phần chính trong cộng đồng.
Sau khi sinh sống cùng nhau, Âu Cơ đã mang thai và sinh ra được cái bọc trăm trứng. Từ cái bọc đấy đã nở thành một trăm người con, mỗi người có một nét đẹp riêng, là nguồn gốc của người Việt. Cái bọc trăm trứng ấy mang ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng. Đó là sự thể hiện về cội nguồn dân tộc. Tất cả người dân là một, dân tộc Việt Nam là một, đều do mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân sinh ra, có quan hệ máu mủ ruột thịt với nhau, khi có chuyện gì xảy ra thì tất cả mọi người đồng lòng đồng sức để giải quyết sự việc. Mối quan hệ thân thiết ấy là biểu tượng của sức mạnh, không bao giờ có thể tách rời.
Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau, 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển, 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi. Kẻ trên cạn, người dưới nước, ắt hẳn tập quán sinh hoạt sẽ khác nhau, đó là một lí do giải thích sự khác nhau về phong tục tập quán của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam. Ngay từ buổi đầu dựng nước, đất nước ta đã đặt nền móng giang sơn, có sự phân công cai quản, cùng nhau đoàn kết, thống nhất một lòng xây dựng và phát triển đất nước. Mỗi người tự thân vận động làm ăn sinh sống, lập nghiệp ở khắp mọi nơi, khi có việc gì quan trọng, họ lại tìm đến nhau, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta qua mấy nghìn năm lịch sử. Khi gặp khó khăn hoạn nạn, mọi người đều đồng sức đồng lòng vượt qua những trở ngại.
Truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên” là một câu chuyện truyền thuyết thể hiện lòng tự hào dân tộc, những người con dân Việt Nam đều chung mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, luôn phải đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Tác giả dân gian đã giải thích nguồn gốc của dân tộc ta qua những chi tiết lạ kỳ, không có thật. Câu chuyện như nhắc nhở chúng ta về cội nguồn của mình, dù đi đâu về đâu cũng phải nhớ về nơi mà mình sinh ra, tự hào là Con Rồng, cháu Tiên.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
CAM NHAN VE TRUYEN THUYET CON RONG CHAU TIEN
EM HAY CAM NHAN VE TRUYEN THUYET CON RONG CHAU TIEN
CẢM NHẬN VỀ TRUYỀN THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN
EM HÃY CẢM NHẬN VỀ TRUYỀN THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN
Leave a Reply