Đề bài: Cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những tác phẩm hay nhất của Nguyễn Dữ, tác phẩm không chỉ có nội dung đặc sắc, nghệ thuật xây dựng độc đáo mà nó còn phản ánh được xã hội phong kiến Việt Nam những năm cuối thế kỉ XVI, đó là một xã hội nhiều biến động, rối ren với những cuộc chiến phi lí, là xã hội trọng nam khinh nữ, điều này đã gây ra đau khổ cho rất nhiều người, đặc biệt là những người phụ nữ. Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương, một người con gái đẹp với nhiều phẩm chất đáng quý nhưng lại có một cuộc đời bi kịch.
Vũ Nương là nhân vật chính, cũng là nhân vật trung tâm của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp toàn diện, không chỉ đẹp về ngoại hình mà còn đẹp về phẩm chất, tính cách. Nhưng người phụ nữ này không những không được sống hạnh phúc mà còn chịu nỗi oan khuất không thể minh giải. Nàng là người con gái hiền hậu, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp, cuộc sống bên người chồng là Trương Sinh chưa lâu thì Trương Sinh bị gọi đi lính.
Chiến tranh phong kiến thế kỉ XVI đã gây ra bao cảnh chia li, con xa cha, vợ lìa chồng, hạnh phúc gia đình do vậy cũng bị dang dở, những người phụ nữ như Vũ Thị Thiết phải một thân một mình nuôi con, chăm sóc mẹ chồng già yếu. Mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình cũng một tay nàng chăm lo.
Tuy nhiên,Vũ Nương không hề ngại việc, ngại khổ mà điều làm nàng lo lắng chính là người chồng phải chinh chiến ở nơi chiến trường xa xôi, nhiều nguy hiểm. Tình thương sâu nặng dành cho chồng của Vũ Nương được thể hiện thông qua lời dặn dò đối với chồng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấm phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong khi về chàng mang được hai chữ bình yên”
Không chỉ thương chồng mà nàng còn là một người con dâu hiếu nghĩa, chăm sóc mẹ chồng như mẹ đẻ. Nàng hết lòng chạy chữa thuốc thang, khấn bái thần phật, động viên mẹ già, lời nói của người mẹ chồng trước khi mất đã thể hiện sâu sắc tấm lòng của Vũ Nương với bà cũng như với gia đình nhà chồng: “xanh kia chẳng phụ con, như con chẳng phụ mẹ”.
Thủy chung, tình nghĩa, dù cách biệt ba năm, Vũ Nương vẫn “giữ gìn một tiết”, “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng”, “ngõ liễu tường hoa chưa bén gót”. Nàng một lòng thương nhớ, thủy chung với người chồng ngoài chiến trận. Qua đó ta có thể thấy được những phẩm chất tốt đẹp không chỉ của Vũ Nương mà còn là của những người chinh phụ thời xưa, những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam,thủy chung, son sắc hiếu nghĩa.
Nàng cũng là người vị tha, nhân hậu nên với người chồng đa nghi, tàn nhẫn nàng không có một lời oán trách, giận hờn. Trước hành động vũ pu của chồng, nàng chỉ khóc lóc kêu oan. Dưới thủy cung, khi gặp Phan Lang nghe nhắc đến chàng Trương tình cảnh sầu thảm, nàng đã “ứa nước mắt”. Đấy là giọt nước mắt tủi phận nhưng đó cũng là giọt nước mắt xót thương.
Vũ Nương có nhiều vẻ đẹp đáng quý nhưng phải chịu số phận bi thảm, đây cũng là số phận chung của những người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, họ bị đối xử bất công, chịu oan khuất cũng không thể thanh minh, giải oan cho mình. Đó là xã hội bất công, trọng nam khinh nữ, xã hội phong kiến mục nát nhiều tiêu cực đã đẩy những người phụ nữ như Vũ Nương vào bi kịch.
Nguyên nhân những bi kịch Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
Leave a Reply