Câu cầu khiến là gì ? Chức năng, đặc điểm của câu bạn đã biết chưa ? Cùng chúng tôi khám phá ngay những nội dung hấp dẫn hữu ích ngay dưới bài viết này nhé !
Tham khảo thêm:
Câu cầu khiến là gì?
Câu cầu khiến là gì? câu cầu khiến là các câu sử dụng các từ ngữ cầu khiến như các từ hãy, đừng, chớ,…đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
Câu cầu khiến là loại câu được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày khi ra lệnh, khuyên bảo, đề nghị ai đó làm việc cụ thể. Và thông thường câu cầu khiến sẽ ngắn gọn và có sử dụng ngữ điệu trong câu, khi muốn nhấn mạnh thì câu thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Một số ví dụ:
Đừng vượt đèn đỏ nếu không bạn sẽ bị cảnh sát giao thông phạt đấy → Câu cầu khiến mang nghĩa khuyên bảo đừng vượt đèn đỏ nếu không sẽ vi phạm pháp luật và bị phạt bởi cảnh sát giao thông.
Thôi đừng lo lắng quá, con đã chuẩn bị bài rất kĩ vào hôm qua rồi mà! → Từ “thôi” là từ ngữ cầu khiến có ý nghĩa khuyên bảo và trấn an người khác.
Đặc điểm của câu cầu khiến là gì?
– Câu cầu khiến được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày, vì đây là loại câu có thể dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc khuyên nhủ. Tùy theo mục đích mà người dùng có thể lựa chọn những từ ngữ khác nhau để đặt cho phù hợp.
Một số ví dụ:
Lớp mình trật tự! → Đây là câu cầu khiến mang tính chất và mục đích ra lệnh.
Nào bây giờ chúng ta đi thôi! → Đây là câu cầu khiến có mục đích đề nghị.
Hãy nhớ uống thuốc đúng giờ nhé! → Câu cầu khiến có mục đích khuyên nhủ.
– Không phải trong trường hợp nào thì câu cầu khiến cũng được kết thúc bằng dấu chấm than, trong một số trường hợp có thể dùng dấu chấm để kết thúc câu cầu khiến nếu không mang hàm ý nhấn mạnh.
– Cách Nhận biết câu qua đặc điểm:
+) Qua hình thức câu: thường có dấu chấm than cuối câu.
+) Qua giọng điệu khi đọc/nói: giọng nói gấp gáp hoặc cũng có thể giọng nói như có ý muốn đề nghị/yêu cầu/ra lệnh làm việc nào đó
Chức năng của câu cầu khiến là gì?
Câu cầu khiến có thể tùy ngữ điệu, vai vế, mục đích cuộc hội thoại mà có những tác dụng khác nhau, thông thường câu cầu khiến có các tác dụng:
– Câu cầu khiến có tác dụng ra lệnh: dùng trong trường hợp để ra lệnh cho người nhỏ tuổi hơn mình, có chức vụ địa vị thấp hơn.
Một số ví dụ:
Nhiệm vụ của bạn là hoàn thành công việc này trước cuộc họp tuần sau!
Em hãy mang bài đã làm lên bàn của tôi!
– Câu cầu khiến có tác dụng đưa ra các yêu cầu, đề nghị: bạn có thể yêu cầu, đề nghị ai đó thực hiện theo ý mình, tác dụng yêu cầu có mức độ nhẹ hơn đề nghị và có thể áp dụng với bạn bè đồng nghiệp.
Một số ví dụ:
Cậu hãy trả vở cho tớ vào ngày mai nhé!
Chị lấy hộ em tập hồ sơ với ạ!
– Câu cầu khiến có tác dụng như một lời khuyên: nếu đó là những mối quan hệ thân thiết như anh em trong gia đình, bạn bè thì chúng ta có thể dùng câu cầu khiến để khuyên bảo người khác.
Một số ví dụ:
Đừng tự trách bản thân nữa! Con đã làm hết sức rồi mà.
Hãy nhớ ăn cơm đúng giờ nhé bạn!
Một số lưu ý khi sử dụng câu cầu khiến
Vì câu cầu khiến thường có mục đích đưa ra yêu cầu đề nghị nên khi sử dụng câu cầu khiến bạn cần phải cân nhắc cẩn thận, chú ý đến các đối tượng, chủ thể trong giao tiếp, lựa chọn từ ngữ thích hợp- trách để người đọc, người nghe hiểu sai về thái độ của mình cũng như tránh việc bất lịch sự trong giao tiếp.
Một số ví dụ:
Nếu nói “Minh, mở cửa lớp!” thì câu cầu khiến vẫn thể hiện rõ yêu cầu nhưng người nghe sẽ cảm thấy không được tôn trọng, vì họ cảm thấy minh đang bị người nói ra lệnh chứ không phải là giúp đỡ.
Ngược lại nếu nói “Minh ơi, mở của lớp giúp tớ với!” thì câu cầu khiến vừa thể hiện được yêu cầu vừa thể hiện được thái độ lịch sự khi nhờ giúp đỡ trong giao tiếp, người nghe vừa hiểu được cũng đồng thời vui lòng giúp đỡ.
Bài tập câu cầu khiến có lời giải
Bài tập 1: Đặt 5 câu nghi vấn với các chức năng khác nhau
+) Bài này làm thế nào bạn nhỉ ? => dùng để hỏi và cần người đối thoại trả lời. (nhờ vả)
+) Sao mà học giỏi quá vậy ? => Câu độc thoại và không thiết người đối thoại trả lời.
+) Bức tranh này mà đẹp à ? => Câu Nghi vấn dụng đe dọa
+) Hình như quyển truyện này mình đã đọc ở đâu rồi ? => Câu tự hỏi mình
+) Sao nhà bạn bừa bộn thế ? => Câu Nghi vấn chê
Bài tập 2: So sánh câu “Đi đi con!” và “Đi thôi con”.
– Hướng dẫn giải:
Trong câu 1 “Đi đi con” chỉ có người con đi. Trong câu thứ hai, “Đi thôi con” hành động cả người con và người mẹ đều đi. Như vậy hai câu này không thể thay thế lẫn nhau vì nghĩa khác nhau.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Qua những khái niệm và những ví dụ minh dọa dễ hiểu hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ câu cầu khiến là gì? đặc điểm và chức năng của câu cầu khiến trong tiếng Việt
Hãy theo dõi khuyenhocvietnam.com để có thêm những kiến thức văn học hay và bổ ích. Để lại đánh giá 5* nếu thấy bài viết hữu ích, xin cảm ơn!
1 Comment