Câu ghép là gì? Các loại câu ghép? Ví dụ?

Câu ghép là gì
Câu ghép là gì

Câu ghép là gì? Có những loại cầu ghép nào? Câu ghép khác với câu đơn những điểm nào? Làm sao để hiểu rõ câu ghép và những tác dụng của câu ghép? Cùng chúng tôi củng cố kiến thức dưới bài viết này nhé!

Tham khảo thêm:

  • Nghĩ của từ là gì?
  • Thao tác lập luận giải thích là gì?

Câu ghép là gì?

Câu ghép là câu do được ghép lại từ nhiều vế (từ hai vế trở lên), mỗi một vế câu sẽ có đủ cấu trúc của câu tức là có một cụm chủ ngữ – vị ngữ, câu ghép thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý với nhau cũng như thể hiện mối quan hệ với các câu khác trong một đoạn hay một bài văn.

Câu ghép do các câu ghép lại với nhau nên cần phải có sự liên kết một cách hợp lý. Theo chương trình đào tạo tiếng Việt, các vế của câu ghép được nối với nhau bởi 03 cách:

  • Sử dụng từ ngữ có tác dụng nối.
  • Nối trực tiếp (sử dụng sử dụng các dấu: hai chấm, chấm phẩy và dấu phẩy).
  • Nối bằng quan hệ từ: Quan hệ từ: và, nhưng, hoặc, hay, thì,…; Cặp quan hệ từ: vì – nên, nếu – thì, tuy – nhưng…

Câu ghép thường có các mối quan hệ giữa các vế câu:

  • Quan hệ nguyên nhân – kết quả,
  • Quan hệ điều kiện – tương phản,
  • Quan hệ tăng tiến và quan hệ tương phản.

Công dụng của câu ghép: Câu ghép giúp cho câu văn của chúng ta sẽ tránh bị hụt hay thiếu ý. Đồng thời nó nêu rõ ràng, trọn vẹn ý nghĩa câu bạn cần diễn đạt. Còn trong quá trình nói chuyện, đôi khi có những ý dài nếu sử dụng câu đơn thì sẽ khiến cho nội dung trở nên dàn trải và câu nói thiếu sự cô đọng, tinh tế.

Trong lúc này, áp dụng câu ghép sẽ giúp bạn tóm gọn vấn đề, nhất là những vấn đề có mối liên quan với nhau về ý nghĩa. Từ đó giúp người nghe dễ hiểu và mang tới hiệu quả giao tiếp tốt.

Câu ghép là gì
Câu ghép là gì

2. Các loại câu ghép

Về cơ bản, câu ghép có 5 loại: Đẳng lập, hô ứng, hỗn hợp, chính phụ và chuỗi. Mỗi loại câu ghép có nhiệm vụ riêng và được sử dụng cho các mục đích khác nhau.

– Câu ghép đẳng lập: Câu ghép đẳng lập bao gồm hai vế câu không phụ thuộc vào nhau và có mối quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào nhau. Các vế trong câu ghép đẳng lập được kết nối bằng quan hệ từ đẳng lập do vậy mối quan hệ giữa chúng nhìn chung khá lỏng lẻo.

Ví dụ: Hôm nay tôi làm việc hoặc mai làm.

Trong loại câu ghép này còn có 4 loại câu ghép đăng lập khác nhau, bao gồm:

  • Đẳng lập có quan hệ liệt kê: Các vế trong câu thường được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liên hợp, thường là từ “và”. Mỗi vế sẽ thể hiện ý nghĩa về sự vật, hiện tượng, tình chất cùng loại hoặc quá trình. Ví dụ: Trời xanh và gió mát.
  • Đẳng lập có quan hệ tiếp nối: Các vế câu thể hiện sự việc được tiếp nối theo một trật tự tuyến tính. Hoặc các vế được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liệt kê. Ví dụ: Chiếc bút bi của tôi bị rơi và chiếc bút chì cũng rơi ngay sau đó.
  • Đẳng lập có quan hệ lựa chọn: Các vế sẽ thể hiện ý nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung đều nói về chủ thể sự việc chung. Các vế sẽ được kết nối với nhau bằng quan hệ từ mang tính lựa chọn như “hoặc”, “hay”. Ví dụ: Hôm nay hoặc mai làm.
  • Đẳng lập có quan hệ đối chiếu: Mỗi vế sẽ thể hiện ý nghĩa đối ứng và tương phản nhau, được kết nối bằng quan hệ từ mang tính tương phản, như “nhưng”, “song”, “mà”. Ví dụ: Cái bút này bị vỡ nhưng nó vẫn viết được.

– Câu ghép chính phụ: Câu ghép chính – phụ là câu được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc được kết nối bằng một cặp từ hô ứng. Câu ghép chính phụ cũng có hai vế nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau, được kết nối bằng quan hệ từ chính phụ; vì vậy mối quan hệ trong câu ghép chính phụ thường rất chặt chẽ.

Ví dụ: Nếu em chăm chỉ hơn thì em đã thành công.

– Câu ghép hô ứng: Câu ghép hô ứng hay còn gọi là câu ghép qua lại. Mối quan hệ giữa chúng rất chặt chẽ, không thể tách riêng các vế ở trong câu thành câu đơn. Cách thức để kết nối những vế trong câu ghép hô ứng bao gồm phụ từ và cặp đại từ: “chưa…đã”, “vừa…vừa”, “mới…đã”, “càng…càng”, “nào…nấy”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”,…

Ví dụ: Người thế nào thì vật thế ấy.

– Câu ghép chuỗi: Đây là câu ghép có hai vế trở lên; giữa các vế có quan hệ chuỗi, tức là theo kiểu liệt kê. Các vế trong câu được ngăn cách nhau bằng các dấu câu: dấu chấm (.), dấu hai chấm (:), dấu phẩy (,). Ví dụ: Trời mưa, gió lớn, cây đổ. Câu ghép chuỗi được chia ra những loại sau đây: Câu ghép chính phụ có quan hệ bổ sung, câu ghép chính phục có quan hệ điều kiện – hệ quả, câu ghép chính phụ nguyên nhân, câu ghép chính phụ có quan hệ đối nghịch.

– Câu ghép hỗn hợp: Giữa các vế của câu ghép hỗn hợp sẽ có mối quan hệ tầng bậc và có nhiều kiểu quan hệ về ngữ pháp. Ví dụ: Mặc dù tôi đã khuyên nó cố gắng siêng năng nhưng nó không nghe cho nên bây giờ nó vẫn chưa tìm được việc.

3. Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép

– Quan hệ nguyên nhân và kết quả:

Thường sử dụng các cặp quan hệ từ như: “do … nên”, “vì thế … cho nên”, “vì … nên”, “bởi vì .. cho nên”,… hoặc các quan hệ từ như: “do, vì, nên, bời vì, cho nên,…”

Ví dụ:

  • Vì Nam lười nghe giảng nên cậu ấy đã không nắm được kiến thức trọng tâm của môn học.
  • Do thời tiết xấu nên chúng tôi phải hoãn buổi picnic lại.
  • Do Hồng bị ốm nên hôm nay cô ấy nghỉ học.
  • Vì Nga chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đầy đủ nên cô ấy mới có thân hình đẹp như vậy.

– Quan hệ giả thiết – kết quả:

Câu ghép thể hiện mối quan hệ điều kiện – kết quả thường được dùng để diễn tả một sự việc hoặc một hành động chỉ có thể xảy ra khi có hành động, sự khác xảy ra. Một số cặp quan hệ từ thường được sử dụng như: “nếu như … thì”, “hễ như … thì”, “nếu … thì”,… Hoặc có thể sử dụng các từ nối để liên kết các vế trong câu như: giá, nếu, thì, hễ,..

Ví dụ:

  • Nếu như tôi chăm học thì tôi đã qua môn Triết.
  • Hễ cô ấy đi muộn thì chúng tôi lại không có chỗ ngồi tốt.

– Quan hệ tương phản:

Câu ghép biểu thị mối quan hệ tương phản được dùng để diễn tả những ý nghĩa trái ngược nhau. Các vế trong câu thường được kết nối với nhau bằng các mệnh đề quan hệ như: mặc dù … nhưng, tuy … nhưng, dù …. nhưng,… hoặc các quan hệ từ như: mặc dù, tuy, nhưng, dù,…

Ví dụ:

  • Mặc dù Hoa bị ốm nhưng cô ấy vẫn đi học.
  • Tuy Hoàng đã rất cố gắng học tập nhưng anh ấy vẫn không đạt điểm cao.

– Quan hệ mục đích:

Các vế trong câu ghép biểu thị mối quan hệ mục đích thường được kết nối với nhau thông qua các quan hệ từ như: thì, để,..

Ví dụ:

  • Tôi đã cất điện thoại để tôi tập trung học bài hơn.
  • Để vượt qua kỳ thi này thì chúng tôi buộc phải cố gắng rất nhiều.

– Quan hệ tăng tiến:

Các vế trong câu ghép biểu thị mối quan hệ tăng tiến thường được liên kết với nhau bằng các cặp quan hệ từ như: “không chỉ … mà còn”, “không những … mà còn”,…

Ví dụ: Mẹ tôi không chỉ xinh đẹp mà bà ấy còn nấu ăn rất giỏi.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Qua những khái niệm và những ví dụ minh dọa dễ hiểu hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ câu ghép là gì? có mấy loại câu ghép, mối quan hệ và chức năng của từng loại.

Hãy theo dõi khuyenhocvietnam.com để có thêm những kiến thức văn học hay và bổ ích. Để lại đánh giá 5* nếu thấy bài viết hữu ích, xin cảm ơn!