Câu hỏi và dấu chấm hỏi? Lý thuyết và Bài tập

Câu hỏi và dấu chấm hỏi
Câu hỏi và dấu chấm hỏi

Câu hỏi và dấu chấm hỏi có những nội dung nào bạn cần lưu ý? Theo dõi bài viết này để cùng chúng tôi củng cố lại kiến thức!

Câu hỏi và dấu chấm hỏi

– Khái niệm:

Câu hỏi ( còn gọi là câu nghi vấn ) dùng để hỏi về những điều chưa biết.

Dấu hỏi chấm: Ký hiệu ” ? ”

– Ví dụ minh họa:

+) Em đã học bài chưa?

+) Mẹ em đi làm về chưa?

+) Trời đang mưa đúng không?

Câu hỏi dùng để hỏi ai?

==> Phần lớn câu hỏi dùng để hỏi người khác, nhưng cũng có khi để tự hỏi chính mình

  1. Hỏi người khác

– Ví dụ minh họa:

+) Ngày mai cậu rảnh không

+) Chiều nay có học không Lan?

  2. Hỏi chính bản thân mình

– Ví dụ minh họa:

+) Mình đã gặp bài toán này ở đâu rồi nhỉ?

+) Mình đã nộp bài tập cho cô chưa?

Dấu hiệu nhận biết câu hỏi

– Câu hỏi thường có các từ nghi vấn ( ai, gì, nào, sao, không,… )

– Khi viết cuối câu hỏi thường có dấu hỏi chấm ( ? )

– Ví dụ minh họa:

+) Đây là cái gì?

+) Hoa này tên là gì?

+) Ai là người đã vẽ lên tường?

Câu hỏi và dấu chấm hỏi
Câu hỏi và dấu chấm hỏi

Có thể bạn chưa biết

  • Dấu hai chấm có tác dụng gì?
  • Dấu gạch ngang có tác dụng gì?

  Bài tập luyện tập câu hỏi và dấu hỏi chấm

Bài tập 1: ( Câu 2 Trang 131 SGK Tiếng Việt tập 1 )

Chọn khoảng ba câu trong bài ” Văn hay chữ tốt “. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn bè về các nội dung có liên quan đến từng câu:

M: Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Câu hỏi

+) Thuở đi học, chữ Cao Bá Quát thế nào?

+) Chữ ai xấu?

+) Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

+) Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát dù hay vẫn bị điểm kém?

– Hướng dẫn trả lời:

a) ” Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì ”

– Cao Bá Quát suy nghĩ gì về lá đơn viết cho bà cụ?

– Văn dù có hay mà chữ xấu thì thế nào?

b) ” Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang mới chịu đi ngủ ”

– Mỗi buổi tối ông đã làm gì?

– Sáng sáng, ông đã làm gì để luyện chữ viết của mình

c) ” Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau ”

– Sau một thời gian luyện tập chữ viết của ông thế nào

– Khi chữ viết đã tiến bộ ông còn làm gì nữa?

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Qua những khái niệm và những ví dụ minh dọa dễ hiểu hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ câu hỏi và dấu chấm hỏi? tác dụng và cách dùng.

Hãy theo dõi khuyenhocvietnam.com để có thêm những kiến thức văn học hay và bổ ích. Để lại đánh giá 5* nếu thấy bài viết hữu ích, xin cảm ơn!