Chơi chữ là gì? Tác dụng và các lối chơi chữ? Cho ví dụ?

Chơi chữ là gì? các kiểu chơi chữ
Chơi chữ là gì? các kiểu chơi chữ

Chơi chữ là gì? Các lối chơi chữ và tác dụng? Cùng chúng tôi khám phá nội dung này qua các khái niệm và ví dụ minh họa bên dưới nhé!

Tham khảo thêm:

  • Liệt kê là gì?
  • Phép tương phản là gì?

Chơi chữ là gì?

– Chơi chữ là lợi dụng những đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, châm biếm… làm câu văn thêm phần hấp dẫn và thú vị hơn.

– Ví dụ minh họa:

  • Thầy giáo, tháo giày đi dép lốp
  • Đuối như trái chuối
  • Sành điệu như củ kiệu
Chơi chữ là gì? các kiểu chơi chữ
Chơi chữ là gì? các kiểu chơi chữ

Các lối chơi chữ

1. Chơi chữ bằng biện pháp nói lái

Nói lái hay còn gọi là cách nói ngược câu chữ, có tác dụng châm biếm, mỉa mai hoặc bông đùa…

Loại này không phải người đọc, người nghe nào cũng hiểu được hàm ý của tác giả nếu như không suy luận hay phân tích từng từ một. Chơi chữ bằng cách nói lái quen thuộc và dễ gặp nhất khi đọc văn thơ, tục ngữ.

         +) Trong câu đối, ca dao

  • Mục đích của chơi chữ trong lời nói hàng ngày là tạo ra những tiếng cười, thêm màu sắc cho cuộc sống.

Ví dụ minh họa:

– “Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá”.

– “Thầy giáo, tháo giày đi dép lốp”.

         +) Trong thơ ca

  • Dùng để ẩn dụ hay châm biếm hiện thực khách quan, con người…

Ví dụ minh họa:

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo.

Vị gì một chút tẻo tèo teo.

Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc.

Trái gió thành ra phải lộn lèo!

(Trích bài thơ Sư bị làng đuổi – Hồ Xuân Hương).

2. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm

Biện pháp này sử dụng các từ giống nhau về cách phát âm hoặc đồng âm.

Thường được gọi là đồng âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cách chơi chữ này thường mang hàm ý và nghĩa thương châm biếm, đả kích là chính.

Ví dụ minh họa:

+) Vũ cậy mạnh vũ ra vũ múa, vũ gặp mưa vũ ướt cả lông

+) Thị phải chầu thị đứng thị xem, thị cũng thèm thị không có ấy.

3. Chơi chữ bằng cách dùng từ gần nghĩa, sát nghĩa

– Là các từ khác nhau nhưng có nghĩa tương tự nhau

Ví dụ minh họa:

+) Bà Đồ Nứa đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hi hóp

+) Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

4. Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu

Cách chơi chữ này cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính.

Ví dụ minh họa:

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

Mộng mị mỏi mòn mai một một

Mỹ miều may mắn mấy mà mơ

5. Chơi chữ bằng chiết tự

– Một kiểu từ Hán Việt được sử dụng trong thơ ca thời xưa, loại nay tương đối khó nhận biết nếu bạn không có nhiều kiến thức về từ điển Hán Nôm.

Ví dụ minh họa:

Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc.

Hoạn quá đầu thì thủy kiến trung.

Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại.

Lung khai trúc sản, xuất chân long.

Tác dụng của chơi chữ

Chơi chữ là một trong những biện pháp tu từ xuất hiện từ lâu và bắt nguồn từ đời sống xã hội để phát triển dần lên nên thường gần gũi với ngôn ngữ đời thường. Được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố…

Biện pháp tu từ chơi chữ giúp câu văn thể hiện sự hài hước, dí dỏm nên gây được nhiều hứng thú ấn tượng với người đọc, người nghe. Nó giúp bài viết, lời nói sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ được ghi nhớ lâu dài.

Biện pháp tu từ chơi chữ thể hiện được sự khéo léo, tinh tế của tác giải khi biết lồng ghép các câu từ để cho câu văn mang nhiều ý nghĩa, mang đậm sự trào phúng nhưng tinh tế, không lộ liễu.

Chơi chữ trong lời nói hàng ngày làm tạo ra những tiếng cười, thêm màu sắc cho cuộc sống.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Qua những khái niệm và những ví dụ minh dọa dễ hiểu hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ chơi chữ là gì? tác dụng và các kiểu chơi chữ.

Hãy theo dõi khuyenhocvietnam.com để có thêm những kiến thức văn học hay và bổ ích. Để lại đánh giá 5* nếu thấy bài viết hữu ích, xin cảm ơn!