Chứng minh rằng đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều đang trong mắt bão

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn chứng minh rằng đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều đang ở trong mắt bão

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở phần thứ hai của truyện Kiều: Gia biến và lưu lạc. Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tử tự. Tú Bà vì không muốn mất đi món hời lớn là Thúy Kiều nên đã vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tể, rồi đưa Kiều giam vào lầu Ngưng Bích.

Như vậy, ta có thể thấy ngay từ đầu Tú Bà đưa Thúy Kiều vào lầu Ngưng Bích là với ý định không hề tốt đẹp gì, cho Kiều ở lầu Ngưng Bích để Kiều không còn suy nghĩ tự vẫn, mặt khác trong thời gian này mụ ta cũng lên kế hoạch cho một âm mưu thâm độc, hòng ép buộc Thúy Kiều phải làm theo ý của mụ ta.

Ở trong lầu Ngưng Bích, tình cảnh cô độc của Thúy Kiều càng trở nên đáng thương:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

Như vậy, có thể thấy lầu Ngưng Bích không phải nơi mà Kiều có thể yên tâm tịnh dưỡng mà nó như một chiếc lồng kín đóng chặt tự do, khóa chặt tuổi xuân của Kiều, làm cho sự cô đơn, đau khổ bị đẩy lên đỉnh điểm. Không một bóng người, không có ai để tâm sự, dãi bày Thúy Kiều chỉ có thể làm bạn với những cảnh vật của tự nhiên, nhưng sự hoang vắng, rộng lớn của thiên nhiên chỉ càng tô đậm thêm sự cô đơn của nàng Kiều.

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ”

Hình ảnh mây sớm đèn khuya gợi ấn tượng về sự lặp đi lặp lại đến mức nhàm chán, vô vị của thời gian khi Kiều ở lầu Ngưng Bích, người buồn cảnh vật cũng như đượm một màu sầu thảm, bi ai phản chiếu tâm trạng của con người “nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Trong nỗi cô đơn cùng cực, Kiều nhớ về chàng Kim, cùng với đó là sự lo lắng, đau lòng sợ chàng Kim vẫn đợi chờ  vô vọng ở nơi hẹn ước năm xưa “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng/Tin sương luống những rày trông mai chờ”. Đó còn là nỗi nhớ hướng về cha mẹ, cùng với nỗi trăn trở vì không thực hiện được trách nhiệm phụng dưỡng của một người con khi cha mẹ về già:

“Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân Lai cách mấy năng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Quay trở về thực tại, Kiều thương cho chính thân phận của mình, đó là cuộc sống nổi trôi, bất định,một tương lai đầy bão tố. Điều này được thể hiện qua chính những sự cảm bất  an của Kiều về tương lai, thông qua hình ảnh cánh hoa trôi man man như sự bèo bọt, phù du của thân phận mình.

“Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Hình ảnh nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất gợi ra sự buồn thảm thấm đượm trong mỗi cảnh vật, màu xanh choáng ngợt tầm mắt ấy nhưng lại không gợi ra sự sống mà lại gợi ra sự bất định của cuộc sống, của tương lai phía trước. Những dự cảm bất an cũng định hình và làm đau đớn, hao mòn tâm hồn của nàng Kiều, đó là gió cuốn mặt duềnh, tiếng sóng bủa vây, đó cũng chính là biến cố đang đón đợi Kiều ở phía trước. Hay nói cách khác Kiều đang đứng trước tâm của cơn bão tố cuộc đời.

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

TRUYỆN KIỀU

TRUYEN KIEU

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

LẦU NGƯNG BÍCH

THÚY KIỀU