Chuyển nội dung của bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt thành một câu chuyện theo lời kể của nhân vật người cháu

Đề bài: Em hãy chuyển nội dung của bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt thành một câu chuyện theo lời kể của nhân vật người cháu

Tuổi thơ của tôi gắn liền với hình ảnh của người bà tần tảo, suốt những năm tháng đầy khó khăn nhất bà đã luôn cùng tôi trải qua mọi biến cố. Đối với tôi bà chính là người mà tôi yêu thương, kính trọng nhất trên đời, mọi kí ức của tuổi thơ tôi cũng đều chứa đựng những hình dáng của bà, bởi vậy mà nói về tuổi thơ, kỉ niệm của một thời hồn nhiên trong sáng thì có lẽ kỉ niệm đẹp nhất trong tôi đó chính là kỉ niệm về người bà dấu yêu.

Hình ảnh tuổi thơ tôi cứ ồ ạt ùa về, đó chính là hình ảnh bếp lửa mà tôi vô tình bắt gặp, nó đưa tôi về những kí ức của tuổi thơ, là khoảng thời gian sống cùng bà. Hoạt động quen thuộc trong ngày của hai bà cháu chính là nhóm lửa. Những hình ảnh ngọn lửa chờn vờn trong sương sớm, những ngọn lửa thắp lên tình yêu thương dường như cháy bỏng trong tôi, gợi cho tôi về hình ảnh của người bà. Trong những ngày tháng sống cùng bà, bà tôi đã vất vả dãi dầu nắng mưa để cho tôi có một cuộc sống đủ đầy, tốt đẹp hơn:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mất nắng mưa”

Không biết tự khi nào, bếp lửa đã trở thành thứ quen thuộc trong cuộc sống của tôi, khi lên bốn tuổi thì hình ảnh bếp lửa đã in sâu vào trong tâm trí, tôi cũng dần quen với mùi khói bốc lên từ bếp lửa, đó là hơi ấm thân thuộc như chính tuổi thơ của tôi. Tôi còn nhớ rất rõ đó là năm đói kém mất mùa, khiến cho cuộc sống của hai bà cháu cũng như những người hàng xóm xung quanh vô cùng khổ cực, vất vả. Để kiếm thêm kế sinh nhai cho cả gia đình, bố tôi đã phải đi đánh xe thuê.

Chuyển nội dung của bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt thành một câu chuyện theo lời kể của nhân vật người cháu

 

Tần xuất công việc vất vả không chỉ khiến cho bố tôi thêm những mệt mỏi mà ngay cả những người bạn đồng hành cùng bố tôi, đó là con ngựa cũng khô dạc người. Kí ức về cái đói cái khổ vẫn hằn sâu trong tâm trí mà sau này mỗi khi nhớ lại thì khóe mắt tôi lại cay cay, đó là cái cay do khói bếp nhưng cũng là cái cay do cuộc sống mang lại:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun làm nhoèn mắt cháu
Nghị lại đến giờ sống mũi còn cay”

Tám năm ròng tôi đã cùng bà đốt lửa, những kỉ niệm cũng vì vậy mà ngày càng nhiều, hai bà cháu cùng nhau trải qua những khó khăn, những biến cố của cuộc sống. Trong mỗi kí ức của tôi đều có bà, đó chính là những tiếng tu hú vang vẳng trên những cánh đồng xa, là những câu chuyện thú vị, hấp dẫn mà bà kể khi còn ở Huế. Tiếng tu hú vẫn da diết kêu sao mà tha thiết, sao mà xao xuyến thế, đến bây giờ những tiếng kêu vẫn vang vẳng trong tâm trí của tôi những thanh âm trầm bổng gợi nhớ:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tú hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

Cuộc sống của hai bà cháu đơn độc vì bố mẹ tôi đi công tác xa nhà, mái nhà nhỏ đơn sơ chỉ có hai bà cháu nương tựa, che chở lẫn nhau. Nhưng cuộc sống của tôi không hề đơn độc, đó là bởi vì có bà, có tình yêu và hơi ấm của bà. Bà không chỉ nuôi dưỡng tôi trưởng thành mà còn dạy bảo tôi những điều hay lẽ phải của cuộc sống, dạy tôi những bài học thật bổ ích. Cuộc sống của bà khó nhọc, vất vả cả một đời vì con vì cháu, những hi sinh thầm lặng của bà đâu có gì có thể đong đếm. Những tiếng tu hú vẫn dai dẳng trên những cánh đồng, những tiếng tu hú cũng khiến cho cuộc sống của hai bà cháu thêm màu sắc, sinh động hơn:

“Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

Tuổi thơ của tôi cũng gắn liền với rất nhiều những biến cố, những sự kiện nóng bỏng của xã hội, năm ấy là năm giặc đốt cháy làng khiến cho cuộc sống của chúng tôi, những người dân vốn đau khổ vì đói nghèo nay càng thêm lam lũ, lầm tham. Những ngôi làng bị đốt cháy rụi, cảnh vật hoang tàn, đổ nát, bốn bề hàng xóm trở về lầm lụi. Ngôi nhà của tôi và bà bị giặc đốt cho cháy rụi, tôi đã cùng bà dựng lại ngôi nhà, làm nơi che mưa che nắng.

Vừa dựng nhà bà vừa khuyên tôi nên giữ vững niềm tin, bà nhắc nhở tôi phải vững lòng, tuy chiến tranh ác liệt nhưng bố tôi ở nơi chiến trường xa xôi chắc chắn vẫn bình an. Bà nhắc nhở tôi khi có viết thư cho bố thì không nên kể chuyện giặc đốt nhà, vì sẽ làm cho bố lo lắng, bất an mà không thể yên tâm công tác tốt được:

“Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết tư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”

Bà tôi luôn quan tâm đến những thứ dù là nhỏ nhặt nhất như vậy đấy, cuộc sống của tôi, tuổi thơ của tôi được nuôi dưỡng bằng chính tình yêu của bà. Bà đã đốt lên trong tôi ngọn lửa của yêu thương, ngọn lửa của niềm tin mạnh mẽ, cháy bóng như chính ngọn lửa trên bếp lửa mà tôi và bà từng nhen. Giờ đây, dù đã trưởng thành nhưng cuộc sống bên bà vẫn luôn sống mãi trong tôi, bà vẫn là người mà tôi yêu mến và kính trọng nhất.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

BẾP LỬA

BEP LUA

NGƯỜI BÀ

HÌNH ẢNH NGƯỜI BÀ

BẾP LỬA- BẰNG VIỆT