Đặc sắc của câu tục ngữ: Học ăn, học nói, học gói, học mở

Đề bài: Em hãy nêu đặc sắc của câu tục ngữ: Học ăn, học nói, học gói, học mở

Có thể nói những câu tục ngữ đã đi vào đời sống con người một cách tự nhiên nhất. Từ trong những câu nói của bà của mẹ khi dạy dỗ chúng ta đã có những câu tục ngữ từ thời xa xưa ấy. Và chẳng hiểu từ bao giờ những câu tục ngữ ấy in sâu vào trong đầu của chúng ta khiến chúng ta nhớ mãi không quên. Trong số những câu tục ngữ nói về con người và xã hội, “Học ăn, học nói, học gói, học mở” là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa.

hoc

Con người sinh ra nếu không sống trong xã hội, không học những phép tắc xã hội loài người thì không phải con người. Có thể tưởng tượng rằng một đứa trẻ mới sinh ra mà không được cha mẹ dạy dỗ, sống ở trong rừng thì đứa trẻ ấy không khác gì những con vật trong khu rừng đó cả. Một con người sinh ra phải học ăn, có nghĩa học ăn như thế nào cho đúng, cho lịch sự. Qua cách bạn ăn uống cũng đủ để cho người ta đánh giá bạn. Không chỉ phải học ăn mà ta còn phải học nói. Sống trên đời không phải lúc nào cũng vừa lòng người khác vì những lúc tức giận ta sẽ có những lời nói không hay vì thế mà chúng ta phải học nói làm sao cho không mất lòng người khác. Học gói là học tiết kiệm không lãng phí, học mở là sự bao dung giúp đỡ người khác. Học gói, học mở còn có thể hiểu là chúng ta học cách sắp xếp mọi việc sao cho có trình tự.

Nói chung câu tục ngữ mà ông cha ta  để lại không những ngắn gọn mà còn hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng. Cách ta ăn, nói, gói, mở chính là những biểu hiện của những phẩm chất con người ta. Vì thế không chỉ một đứa trẻ mà ngay cả những người trưởng thành vẫn phải học ăn, học nói, học gói, học mở.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

DAC SAC CUA CAU TUC NGU " HOC AN HOC NOI, HOC GOI HOC MO

ĐẶC SẮC CỦA CÂU TỤC NGỮ " HỌC ĂN HỌC NÓI, HỌC GÓI HỌC MỞ

EM HAY NEU DAC SAC CUA CAU TUC NGU " HOC AN HOC NOI, HOC GOI HOC MO

EM HÃY NÊU ĐẶC SẮC CỦA CÂU TỤC NGỮ " HỌC ĂN HỌC NÓI, HỌC GÓI HỌC MỞ