Đảo ngữ là gì? Tác dụng của đảo ngữ? Ví dụ và bài tập

Đảo ngữ là gì?
Đảo ngữ là gì?

Đảo ngữ là một trong những chương trình quan trọng trong bộ môn ngữ văn. Trong bài này cùng tìm hiểu khái niệm đảo ngữ là gì? tác dụng của biện pháp đảo ngữ trong câu. Và các  ví dụ minh họa cũng như bài tập.

Tham khảo thêm:

  • Khởi ngữ là gì?
  • Thành phần biệt lập là gì? các loại thành phần biệt lập?

Đảo ngữ là gì?

– Khái niệm

+) Đảo ngữ (còn gọi là đảo trang) là một hình thức tu từ có đặc điểm: thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có, nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc.

+)Trật tự thông thường của kết cấu cú pháp trong câu thể hiện sắc thái trung hoà. Thay đổi trật tự này với dụng ý nghệ thuật, sẽ tạo ra sắc thái tu từ.

( Có thể hiểu đơn giản: Đảo ngữ là hiện tượng đảo ngược vị trí động từ hoặc trợ động từ lên trước chủ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh. )

– Ví dụ:

“Chất trong vị ngọt mùi hương

Lặng thầm thay những con đường ong bay”

(Nguyễn Đức Mậu)

Câu thơ thứ hai, theo cấu trúc ngữ pháp thông thường sẽ phải là “Thay những con đường ong bay lặng thầm”. Nhưng ở đây nhà thơ đã đảo vị ngữ “lặng thầm” lên vị trí đầu câu, trước chủ ngữ góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ, đó là sự lao động thầm lặng, không biết mệt mỏi của bầy ong thật đáng ngưỡng mộ. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ đã khiến cho mạch thơ trôi chảy hơn, tăng tính gợi hình, biểu ca

Đảo ngữ là gì?
Đảo ngữ là gì?

Phân loại đảo ngữ

Hình thức của biện pháp đảo ngữ khá đa dạng, chúng ta có thể phân loại đảo ngữ thành hai loại như sau:

– Đảo ngữ các thành phần trong câu

Ví du: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ “Lác đác bên sông rợ mấy nhà” thay vì “Mấy rợ, mấy nhà lác đác bên sông”.

– Đảo ngữ các thành tố cụm từ

Ví dụ: Đảo ngữ các thành tố thành “Biếc đồi nương” thay vì “Đồi nướng biếc”.

Tác dụng biện pháp đảo

Tác dụng chính của biện pháp tu từ đảo ngữ là giúp nhấn mạnh các hình ảnh, sự vật, con người để gây sự chú ý cho người đọc; thể hiện được những cảm xúc, tâm tư giấu kín của người viết, người nói.

Ngoài ra đảo ngữ cũng là một biện pháp tu từ cho nên còn có tác dụng tăng sức gợi cảm, gợi hình và sinh động cho câu thơ, câu văn. Thay đổi trật tự câu từ để tạo ra dụng ý nghệ thuật, tạo ra sắc thái tu từ.

Bài tập thực hành biện pháp tu từ đảo ngữ

Bài tập 1: Tìm những câu văn đảo ngữ trong các đoạn thơ sau? Tác giả diễn đạt như vậy nhằm nhấn mạnh ý gì?

a)

” Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã sáng lại trời thu tháng Tám

Trên đường ta về lại Thủ đô

Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ ! ”

( Trích Ta đi tới – Tố Hữu )

b)

” Trong xanh ánh mắt

Trong vắt nhãn lồng

Chim ăn nhãn ngọt

Bồi hồi nhớ ông ! ”

( Trích Hương Nhãn – Trần Kim Dũng )

– Hướng dẫn trả lời:

Những câu có đảo ngữ:

a)

Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã sáng lại trời thu tháng Tám

b)

Trong xanh ánh mắt Trong

Trong vắt nhãn lồng

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Qua những khái niệm và những ví dụ minh dọa dễ hiểu hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ Đảo ngữ là gì? tác dụng của biện pháp đảo ngữ trong câu.

Hãy theo dõi khuyenhocvietnam.com để có thêm những kiến thức văn học hay và bổ ích. Để lại đánh giá 5* nếu thấy bài viết hữu ích, xin cảm ơn!