Dấu gạch ngang có tác dụng gì? Ví dụ minh họa?

Dấu gạch ngang có tác dụng gì?
Dấu gạch ngang có tác dụng gì?

Dấu gạch ngang có tác dụng gì? Dấu gạch ngang có mấy tác dụng? Những tác dụng đó dùng để làm gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp!

Dấu ngạch ngang có tác dụng gì?

1. Dấu gạch ngang được dùng để chú thích

Đặt giữa câu để chỉ ranh giới của thành phần chú thích trong câu.

Ví dụ: Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích.

a, Một bữa Pa- xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số : Ông đang phải kiểm tra sổ sách.

b, Đẹp quá đi, mùa Xuân ơi – Mùa Xuân của Hà Nội thân yêu ( Vũ Bằng ).

Xem thêm: Dấu hai chấm có tác dụng gì?

2. Dấu gạch ngang dùng trích dẫn lời nói của nhân vật

Đặt đầu câu để đánh dấu những lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật.

Ví dụ: Dấu gạch ngang để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi :

– Cháu con ai ?

– Thưa ông, cháu là con ông Thư.

Dấu gạch ngang có tác dụng gì?
Dấu gạch ngang có tác dụng gì?

3. Dấu gạch ngang dùng để liệt kê

Đặt ở đầu dòng để đánh dấu những thành phần liệt kê ( các gạch đầu dòng )

Ví dụ minh họa:

Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:

– Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.

– Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.

– Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.

– Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.

4. Dấu gạch ngang để nối các từ

Dấu gạch nối không phải là dấu câu. Nó chỉ được dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. Về độ dài, dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

Dấu gạch ngang là dấu câu của tiếng Việt. Nó được dùng để:

+ Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;

+ Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;

+ Nối các từ nằm trong một liên danh.

Ví dụ:

+ Dấu gạch ngang:

Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối – thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và làm đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.

(Đoàn Giỏi)

+ Dấu gạch nối:

Nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh sau khi thăm động Phong Nha về đã phát biểu: Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới.

Tham khảo thêm

  • Nghĩa chuyển là gì?
  • Nghĩa gốc là gì?