Đề bài: Đồng chí là bài thơ hiện thực hay lãng mạn?
Đồng chí là bài thơ tiêu biểu của tác giả Chính Hữu, sáng tác năm 1948 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam bước vào giai đoạn căng thẳng, khốc liệt. Bài thơ được sáng tác theo khuynh hướng hiện thực kết lợp với lí tưởng lãng mạn.
+ Yếu tố hiện thực thể hiện trong cách nhà văn tái hiện lại hoàn cảnh của những người đồng chí trước khi cầm sung chiến đấu, họ là những người nông dân nghèo đến từ những vùng quê nghèo khó nhưng vì lí tưởng chung là đấu tranh cho tự do, cho độc lập của dân tộc họ đã trở thành những người đồng chí, đồng đội:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Hay khi nói về cuộc sống sinh hoạt đầy khắc nghiệt nơi chiến trường, Chính Hữu cũng đã dùng bút pháp tả thực khi nói về những thiếu thốn về sinh hoạt, về những trận sốt rét ở rừng:
“ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh má
Miệng cười buốt giá, chân không giày”
+Yếu tố lãng mạn được thể hiện qua cách những người lính nói về lí tưởng ra đi không hẹn ngày về, là việc coi cái chết nhẹ tựa hồng mao, dâng hiến trọn vẹn tuổi xuân của mình cho đất nước, cho dân tộc. Hay trong chiến tranh đầy khốc liệt, những người lính vẫn ấp ủ những hi vọng về một ngày mai tươi sáng, hòa bình, hạnh phúc:
“Đầu súng trăng treo”
Tham khảo thêm những bài viết có liên quan:
Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ Đồng chí và Ánh trăng
Cảm nhận của em về đoạn kết của bài thơ Đồng chí
Cảm nhận bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (mẫu 2)
Leave a Reply